Trade Marketing là bộ phận còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, và dường như chỉ có ở ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh). Cùng tìm hiểu Trade Marketing là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp hiện nay với CrmViet bạn nhé!
Mục lục
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) – mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm, để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.
Nói cách khác, Trade Marketing là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing, biến các hoạt động Marketing trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại. Tức là, bạn đầu tư tiền vào các hoạt động Marketing, thì bạn sẽ thu ngay nguồn tiền về trên thị trường.
Xem thêm: Các ví dụ về Marketing Automation
Branding là một chiến lược tiếp thị thương mại cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp xây dựng danh tính cho sản phẩm của bạn. Vì vậy chúng ta cần quản lý thương hiệu để duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng.
Nhiều sản phẩm được biết đến bởi tên thương hiệu hơn là tên của sản phẩm thực sự (Google, Microsoft, Airbnb.)
Mặc dù việc đầu tư chi phí ban đầu rất tốn kém, nhưng lợi ích mang lại sẽ sẽ không làm bạn thất vọng.
Thông qua các triển lãm hoặc hội chợ thương mại, bạn sẽ có cơ hội gặp được các khách hàng của mình và chia sẻ các kiến thức về sản phẩm của mình đối với họ. Ở các triển lãm thương mại, bạn cũng có thể gặp được các nhà bán lẻ, chủ cửa hàng, bán sỉ và có thể thuyết phục họ bán các sản phẩm của bạn.
Trade promotions có nghĩa là đưa ra các ưu đãi cho các nhà bán lẻ và bán sỉ để thuyết phục họ mua các sản phẩm của bạn. Nó cũng tương tự như các chương trình khuyến mãi đối với những người tiêu dùng của bạn.
Bạn có thể sử dụng xúc tiến thương mại để tăng doanh số, cũng như tăng vị trí của bạn trong trade market.
Tuy nhiên với hình thức này, bạn cần phải tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ của bạn và giới thiệu các ưu đãi đến họ. Đó là lý do nhiều công ty có đội ngũ các nhân viên sale để đi đến từng cửa hàng và giới thiệu các chương trình ưu đãi trực tiếp.
Xem thêm: Bất ngờ về tác dụng của CRM trong Marketing
Bạn có thể hợp tác với những thương hiệu đã có sẵn tên tuổi. Bằng cách này, bạn có thể tăng độ phổ biến cho thương hiệu của mình nhờ vào danh tiếng của họ.
Đây là một lựa chọn tốt đối với những sản phẩm vừa mới ra mắt.
Digital marketing
Các Trade marketer cần phải bắt kịp với các xu hướng hiện đại. Vì vậy nên nhiều chiến lược trade marketing đều có thể triển khai online, tương tự như các chiến dịch digital marketing dành cho những người tiêu dùng.
Để các chiến lược này thành công thì điều quan trọng là bạn cần phải kết nối một cách gần gũi và liên tục với các khách hàng của mình thông qua các các công cụ Digital Marketing.
Điều khác biệt cơ bản nhất là Brand Marketing chỉ những hoạt động tập trung chính vào người tiêu dùng (consumers) như các hoạt động Quảng cáo TVC, PR, Digital, Tổ chức sự kiện,….
Còn Trade Marketing là các hoạt động liên quan tới người mua hàng (Shoppers) như khuyến mãi, giảm giá, trưng bày,…
Có thể nói, brand marketing sẽ thực hiện những chiến dịch để chiếm lấy tâm trí người tiêu dùng (Win In Mind), còn trade marketing là các công việc giúp nhãn hàng chiến thắng tại những điểm bán (Win In Store).