Contact Us

Brand Architecture là gì? 3 phương pháp Hiệu Quả cho thương hiệu

Categories

brand architecture là gì

Brand Architecture là gì? Nó có thể hiểu đơn giản là cấu trúc thương hiệu. Nó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Có 3 phương pháp giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. 

Brand architecture là gì

Brand Architecture là gì? 

Trong thương hiệu, Brand Architecture – được hiểu đơn giản là cấu trúc thương hiệu. Đó là cách sắp xếp , phân bổ các thành tố hay yếu tố trong một tổng thể thương hiệu lớn. Brand Architecture sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ ràng về từng thành phần nhỏ, chúng liên quan đến với nhau, tạo thành một khối thống nhất. 

Xây dựng Brand Architecture phù hợp với các marketer, cũng như các nhà quản trị.  Nó giúp các nhà quản trị dễ dàng đo lường, giám sát các thương hiệu đơn lẻ. 

Đọc thêm: Customization là gì? Mass Customization Marketing có phải xu hướng MỚI?

Các phần nhỏ trong thương hiệu lớn có thể hoạt động riêng biệt. Nhưng chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của thương hiệu lớn. 

Thương hiệu ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Thương hiệu ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

3 phương pháp xây dựng Brand Architecture hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, có rất nhiều mô hình mà các doanh nghiệp có thể học hỏi. Tuy nhiên, trong số đó có 3 phương pháp hiệu quả để tạo Brand Architecture:

Kiến trúc thương hiệu theo nhóm sản phẩm – Range Branding

Để có thể hiểu hơn xây dựng thương hiệu theo nhóm sản phẩm thì bạn có thể tham khảo ví dụ về Sony.

 Chẳng hạn Sony đầu tư vào lĩnh vực nhiếp ảnh. SONY có hai dòng sản phẩm chính là Cyber-shot và Alpha. Trong đó, dòng sản phẩm Cyber-shot là dòng sản phẩm dành cho giới nghiệp dư, bán chuyên, nó đối đầu trực diện với Canon.  Còn Alpha là dòng máy ảnh từ bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp.  

Brand Architecture theo nhóm sản phẩm có thể định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ. Kiến trúc thương hiệu theo nhóm sản phẩm cho phép tận dụng tối đa thương hiệu và hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, việc xây dựng chiến lược thương hiệu theo nhóm bao trùm toàn bộ chiến lược thương hiệu.  

Ưu – nhược điểm:

 Ưu điểm:

Brand Architecture được xây dựng theo nhóm sản phẩm được hình thành trên một sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu. Điều quan trọng là sản phẩm chuẩn này luôn được duy trì nhất quán trong quá trình hình thành thương hiệu con. 

Cơ cấu định vị sản phẩm được nghiên cứu ngay từ đầu khi xác lập bộ khung cơ cấu chiến lược.

Nhược điểm:

Tuy Brand Architecture được xây dựng theo nhóm có khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của giới tâm lý học, con người chỉ nhớ có 7 thành phần tối ưu. Một thương hiệu theo nhóm có 7 thành tố đó thì thương hiệu được mở rộng. Nếu có quá nhiều sản phẩm thương hiệu con đi kèm, thì sẽ bị loãng hình ảnh thương hiệu. 

Brand Architecture theo dòng sản phẩm 

Đây là hình thái cơ bản mà các tập đoàn lớn thường áp dụng. Như 2 tập đoàn chính trong ngành tiêu dùng là P&G, và Unilever và một số hãng dược mỹ phẩm khác. Ví dụ các sản  phẩm mà mình hay dùng như Dove, Clear,… là thương hiệu mà không gắn liền với thương hiệu công ty. 

Brand Architecture

Brand Architecture của thương hiệu Unilever

Các ngân sách cho phát triển thương hiệu của từng sản phẩm là khác nhau. 

Ưu điểm:

Trong Brand Architecture theo sản phẩm thì hình thái, kiến trúc của mỗi dòng sản phẩm là độc lập, không liên quan đến các dòng sản phẩm khác. Tư duy marketing này là được hình thành từ khi thời kỳ marketing theo sản phẩm. 

Sự hình thành mỗi dòng sản phẩm là tên thương hiệu chứ không phải là một ý tưởng. 

Ví dụ: Nhãn hiệu Pringles được gắn với dòng sản phẩm đồ ăn nhanh, của hãng P&G.

Nhãn hiệu Unilever nhãn hàng Lipton gắn với dòng sản phẩm đồ uống từ trà xanh.

Nhược điểm về Brand Architecture theo dòng sản phẩm 

Do việc hình thành thương hiệu, từ 2 nhóm khách hàng là người tiêu dùng bình dân và người tiêu dùng cao cấp. Việc xảy ra mâu thuẫn giữa các hình ảnh thương hiệu có thể bị cạnh tranh.Thậm chí đó là 2 thương hiệu sản phẩm của một công ty. 

Xem thêm: Những lưu ý khi triển khai Omni channel marketing là gì?

Người tiêu dùng cao cấp khó có thể chấp nhận thương hiệu sản phẩm mà mình dùng gắn với các nhóm sản phẩm cùng loại và rẻ tiền. 

 Xây dựng thương hiệu con theo mô hình mở rộng sản phẩm 

Đây là phương thức gắn nhãn khá hiện đại. Điển hình trong việc xây dựng thương hiệu là 7up với các sản phẩm con: 7-up Diet, 7 up Cherry,… Ngoài ra còn các thương hiệu khác như Dove: Dove soap, Dove Creams,… Trong mô hình này người ta, người ta có thể hiểu đơn giản là gắn nhãn vào thương hiệu mới sẽ tiết kiệm chi phí cho nhãn hiệu mới.

thương hiệu mở rộng sản phẩm

Pepsi là hãng có  nhiều thành công nhất với mô hình này. Tuy nhiên, không phải họ không có thất bại trong việc xây dựng thương hiệu theo mô hình này. Ví dụ như 7-up Xanh của Pepsi ra mắt năm 2000, nhưng 3 năm sau nó biến mất. 

Ưu điểm: 

Nó dựa vào lợi thế chinh phục khách hàng mục tiêu sẵn có của thương hiệu trước. Họ mở rộng tệp khách hàng hơn trước, phù hợp với nhóm khách hàng. Mọi người, có thể hiểu là sản phẩm mới cho thị trường có sẵn. 

Nếu bạn sử dụng theo mô hình Brand Architecture theo thì tiết kiệm chi phí cho việc xây dựng thương hiệu mở rộng. Nếu có xảy ra tình trạng không tốt đối với các thương hiệu con mở rộng thì không ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu chính. 

Nhược điểm:

Hình ảnh thương hiệu có thể bị loãng. Các dòng sản phẩm đều đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng. Tuy nhiên hình ảnh thương hiệu có thể bị xáo trộn. Ví dụ như:  Redbull-nước tăng lực,Redbull- sữa hạnh nhân. Hình ảnh của thương hiệu là khỏe mạnh- nước tăng lực, còn sữa hạnh nhân – giá trị từ thiên nhiên. 

Tùy theo quy mô công ty, ngành nghề mà bạn cần cân nhắc và lựa chọn phương pháp xây dựng thương hiệu phù hợp. Chúc bạn thành công trong Brand Architecture. 

Tags