Contact Us

CRM và ERP là gì – 7 điểm khác nhau căn bản giữa CRM và ERP

So sánh CRM và ERP

So sánh CRM và ERP

CRMERP đều là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà quản lý, chủ doanh nghiệp không phân biệt được sự khác nhau giữa CRM và ERP.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì nên sử dụng ERP hay CRM. Ưu nhược điểm của mỗi loại… Hàng loạt các câu hỏi trên cũng đủ để khiến bạn đau đầu.

Hãy cùng CRMVIET tìm hiểu sâu sắc hơn về tương quan so sánh giữa CRM và ERP trong bài viết sau nhé!

CRM được hiểu là phần mềm chuyên về quản trị và chăm sóc khách hàng. CRM chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng hỗ trợ bán hàng, tạo ra mối gắn kết giữa doanh nghiệp với người dùng từ đó thúc đẩy gia tăng doanh thu. Trải nghiệm Miễn phí phần mềm CRM 

Hidden Content

ERP là phần mềm chuyên về quản trị hoạt động doanh nghiệp, tập đoàn bao gồm toàn bộ các phân hệ như: kế toán, bán hàng, sản xuất, kinh doanh, nhân sự… ERP tập trung vào việc liên kết, kết nối giữa toàn bộ các phòng ban, tổng công ty, chi nhánh để nhà quản lý có cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động của cả doanh nghiệp.

Phân biệt khái niệm CRM và ERP

Phân biệt khái niệm CRM và ERP

I. Chức năng chung của CRM và ERP

Dựa vào định nghĩa ERP và CRM ở trên thì ta có thể thấy phần nào CRM nằm trong ERP, là 1 bộ phận của ERP. Cả 2 đều có đặc điểm chung đó là:

Tích hợp Module quản lý bán hàng: Toàn bộ quy trình bán hàng đều được tự động hóa với CRM và ERP. Bạn có thể thiết lập nhắc nhở gọi điện chăm sóc khách hàng, quản lý thông tin dữ liệu người dùng ngay trên 1 phần mềm duy nhất hay như xem lại lịch sử giao dịch với khách hàng bất kỳ…

Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? 5 Lợi ích của phần mềm CRM

Tự động hóa quy trình Marketing: Với 2 nền tảng chủ yếu là SMS Marketing, Email Marketing và gần đây có tích hợp thêm Social. Cả ERP và CRM đều là những công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing mạnh mẽ cho doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng tiềm năng của mình.

Chức năng chung phần mềm CRM và ERP

Chức năng chung phần mềm CRM và ERP

II. So sánh sự khác nhau giữa CRM và ERP

Tiêu chí CRM ERP
Viết tắt Customer Relationship Management Enterprise Resource Planning
Nhiệm vụ CRM giúp đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp thông qua hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng tự động khoa học ERP hướng tới việc giảm thiểu chi phí quản lý thông qua việc loại bỏ các công việc, thao tác thừa trong quá trình hoạt động của các phòng ban
Đối tượng quản lý Tập trung vào quản lý thông tin khách hàng, phân loại khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng từ đó thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Và cuối cùng là đo lường đánh giá hiệu quả của quá trình kết nối giữa KH với doanh nghiệp

Quản lý toàn bộ các phòng ban bộ máy của doanh nghiệp gồm:

– Kế toán tài chính: Quản lý dòng tiền, quy trình kế toán theo thông tư được pháp luật quy định

– Sản xuất: Quản lý toàn bộ từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất cho tới khi bán ra thị trường

– Nhân sự: Quản lý về số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng…

– Dự án: Lên kế hoạch cho 1 dự án cụ thể từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất, nhân lực, đầu ra…

Thời gian và Khả năng tương thích Chỉ tập trung vào hoạt động quản lý khách hàng nên có quy mô nhỏ hơn ERP

Khả năng tương thích, thời gian chuyển đổi giữa các phần mềm theo đó cũng ngắn hơn

Quy mô lớn hơn CRM

Do liên quan tới nhiều bộ phận nên thời gian tích hợp kéo dài và đòi hỏi nhiều công sức để kết nối dữ liệu giữa các phòng ban

Chi phí đầu tư Chi phí rẻ hơn Chi phí cao hơn
Quy mô doanh nghiệp Sử dụng nhiều trong các DN vừa và nhỏ nhờ đặc điểm gọn nhẹ Ứng dụng chủ yếu ở DN lớn quy mô tập đoàn, tổng công ty với số lượng phòng ban nhiều phức tạp
Thời điểm áp dụng Ở giai đoạn ban đầu khi quy mô DN còn non trẻ. Mục tiêu chủ yếu tập trung vào việc tăng doanh số, thu thập nhiều khách hàng thì mô hình CRM là giải pháp tối ưu Tại thời điểm DN đã vào giai đoạn phát triển ổn định. Số lượng nhân sự, phòng ban gia tăng thì nhiệm vụ tiên quyết là tối ưu chi phí thì ERP là lựa chọn đúng đắn

III. Kết luận

Thông qua bài so sánh sự giống và khác nhau CRM và ERP ta có thể thấy trong khi CRM tập trung vào việc tối ưu tăng doanh thu thì ERP lại hướng tới việc quản lý chi phí hiệu quả. Cả 2 đều hướng tới mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận.

Xem thêm: Tại sao việc triển khai CRM chưa phổ biến ở Việt Nam?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm CRM và ERP uy tín. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp CRM thì có thể tham khảo CRMVIET – Đơn vị cung cấp dịch vụ CRM uy tín hàng đầu hiện nay trên thị trường. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu đáng kể khi áp dụng giải pháp CRMVIET vào đơn vị của mình.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ theo hotline 024 7300 4666 hoặc truy cập vào địa chỉ https://crmviet.vn để biết thêm thông tin phần mềm

Tags