Contact Us

Các phương pháp định vị thương hiệu cho một doanh nghiệp

Categories

Mỗi thương hiệu tồn tại trên thị trường hiện nay luôn phải tham gia 2 cuộc chiến:

  • Giữ vị thế trong tâm trí khách hàng
  • Giành vị trí nổi bật hơn đối thủ trên thị trường

Bản chất của 2 cuộc chiến trên đều quy tụ để sở hữu một thương hiệu được khách hàng nhớ. Và đây cũng là bản chất của định vị thương hiệu doanh nghiệp.

I. Định vị thương hiệu là gì ?

Định vị thương hiệu – Brand positioning là quá trình xác định vị trí và giá trị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Xác định rõ ràng yếu tố này giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh và vị trí độc đáo trong tâm trí khách hàng, giúp thu hút và giữ chân khách hàng, tăng độ tin cậy và giá trị của thương hiệu.

Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu thì “định vị thương hiệu là chiếm một vị trí trong tâm trí khách hàng.”


Cuộc chiến định vị trong marketing rất tàn khốc, thị trường thì chỉ có vậy mà doanh nghiệp thì không ngừng mọc lên. Chính vì vậy để chiếm vị trí trong lòng khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược, phương pháp khôn ngoan để giành chiến thắng cuối cùng.

Xem thêm: Bạn có thật sự đã hiểu về Brand Identity (nhận diện thương hiệu) là gì?

II. Các phương pháp định vị thương hiệu (Brand positioning) nổi bật

Khách hàng ngày càng khó tính, nhảy cảm hơn khi họ phải tiếp xúc với hàng trăm quảng cáo xuất hiện mỗi ngày.

Những phương pháp định vị thương hiệu mà CRMVIET nêu dưới đây sẽ giúp bạn một phần định hướng trong chiến lược thương hiệu của mình giành được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.

1. Xác định điểm mạnh của thương hiệu

“Biết mình biết ta
Trăm trận trăm thắng”
Để định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần xác định được các điểm mạnh và sức mạnh đặc trưng của thương hiệu. Điều này bao gồm các yếu tố như giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, phong cách thiết kế, độ tin cậy và thương hiệu.


Đây đều là những yếu tố quan trọng, quyết định độ uy tín cho một doanh nghiệp, quyết định vị trí của doanh nghiệp trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng trong định vị thương hiệu. Doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu vị trí thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng và tìm cách phân biệt với họ.


3. Xác định khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu và tìm hiểu nhu cầu của họ. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khách hàng được thoả mãn nhu cầu chính là yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn nhãn hàng, doanh nghiệp bạn.


Xem thêm: 10 cách NẮM BẮT TÂM LÝ khách hàng giúp nâng cao HIỆU QUẢ KINH DOANH

4. Tạo lập thông điệp thương hiệu

Sau khi xác định các yếu tố trên, doanh nghiệp cần tạo lập một thông điệp thương hiệu rõ ràng và thuyết phục. Thông điệp này nên phản ánh các điểm mạnh và giá trị của thương hiệu và phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì – yếu tố cốt lõi tạo sức mạnh thương hiệu


5. Quảng bá và xây dựng thương hiệu

Sau khi đã xác định vị trí và thông điệp của thương hiệu, doanh nghiệp cần quảng bá và xây dựng thương hiệu qua các kênh marketing và quảng cáo. Việc này giúp thương hiệu tiếp cận được với nhiều khách hàng mục tiêu và tăng cường sự nhận biết và độ tin cậy của thương hiệu.


Kết luận

Tóm lại, định vị thương hiệu là chiến lược kinh doanh thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp, xây dựng một kế hoạch phù hợp sẽ góp phần tạo nên quy trình hoàn thiện giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh. Trên đây là một số phương pháp CRMVIET nêu ra để hỗ trợ doanh nghiệp, mục đích hàng đầu trong kinh doanh vẫn luôn là truyền tải thông tin và hình ảnh ấn tượng với khách hàng, đề họ có niềm tin và lựa chọn bạn. 
Chúc các doanh nghiệp thành công trong chiến lược định vị thương hiệu!

 

Tags