Mục đích xây dựng chiến lược thương hiệu là gì
Doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường thì đừng bao giờ bỏ qua “THƯƠNG HIỆU”. Có những công ty đang cố gắng đánh bóng tên tuổi, xây dựng hẳn một chiến lược thương hiệu để làm điều đó. Vậy bạn đã biết chiến lược thương hiệu là gì chưa ?
Mục lục
Thương hiệu là gì?
Hàng ngày, chúng ta thường được nghe rất nhiều đến vấn đề liên quan đến “THƯƠNG HIỆU“, nhưng liệu các bạn có thể hiểu được hết ý nghĩa của cụm từ này. Vậy thương hiệu là gì?
Trong các văn bản pháp luật của Việt nam chỉ có những thuật ngữ liên quan đến đến tên thương mãi, nhãn hàng, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…Và hoàn toàn không có bất kỳ những thuật ngữ về thương hiệu.
Chính vì thế mà các bạn có thể có cái hiểu đầu tiên về thương hiệu đó là: Trung Nguyên (thương hiệu cà phê), Ba vì ( sản phẩm về sữa), Thanh Hương ( nước mắm), Bà Giằng ( thuốc đông y)…. Đây là những tên đã được đăng ký bảo hộ và được pháp luật công nhận.
Nhìn chung, chưa có bất kỳ định nghĩa nào có thể bao chùm trọn vẹn thương hiệu là gì? Mà chúng được tiếp nhận dự vào những quan điểm sau đây:
Như vậy, thương hiệu là một tập hợp tất cả những dấu hiệu dùng để nhận biết và phân biệt sản phẩm , doang nghiệp, hình tượng trong đầu của mọi người.
Để có thể nhận diện thương hiệu thì các bạn có thể dựa ào dấu hiệu như hình dáng, con số, màu sắc, kích thước…hoặc bởi một yếu tố nào đó.
Tóm tắt lại thì thương hiệu có thể nhận biết dựa vào 2 vấn đề đó là:
Chiến lược thương hiệu là một kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của một thương hiệu nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
Chiến lược thương hiệu là gì?
Bạn đừng nhầm lẫn giữa thương hiệu và sản phẩm, logo. Thực tế, thương hiệu còn hội tụ những thứ quan trọng hơn (cảm giác vô hình đến từ phía khách hàng).
Để xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng là việc làm hàng ngày của mỗi công ty cần trả lời các câu hỏi sau:
Lưu ý: nếu bạn không muốn thương hiệu của bạn trở nên xấu xí trong lòng khách hàng thì đừng nên mắc phải 5 lỗi thường gặp trong chăm sóc khách hàng này
Trong kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn tạo thương hiệu tốt trên thị trường. Một thương hiệu uy tín sẽ giúp khách hàng tin tưởng, tạo được tiếng vang trong thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chính vì những lợi ích to lớn đó mà mỗi công ty kinh doanh cần tạo dựng cho mình một chiến lược thương hiệu giúp xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Chiến lược thương hiệu đó giúp bạn đề ra những phương hướng trả lời cho các câu hỏi:
Xây dựng một chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp có những bước đi khoa học, cụ thể để chinh phục thị trường.
Khi xác định được thương hiệu với những bước đi được vạch ra sẵn đó, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của thương hiệu thông qua các bước sau:
HÌnh ảnh chiến lược thương hiệu
Xem thêm: Ảnh hưởng của CẢM TÍNH và LÝ TÍNH trong quá trình mua hàng
Để có thể hình dung rõ nét nhất thì tôi lấy ví dụ sau:
“chiến lược thương hiệu là một dây chuyền thì các yếu tố kết nối với nhau là mắt xích. Những mắt xích tách rời thì dây chuyền sẽ không hoạt đông. Chiến lược thương hiệu cũng vậy”
Một chiến lược thương hiệu cần đáp ứng 3 yếu tố sau:
Chìa khóa để tạo sự nhất quán là tránh nói về những chủ đề không liên quan hoặc không có khả năng nâng tầm thương hiệu.
Tính nhất quán trong chiến lược thương hiệu
Trong một nổ lực tạo dựng nền móng cho thương hiệu, bạn cần chắc chắn tất cả thông điệp của mình đang muốn truyền tải đều có tính gắn kết.
Tính nhất quán đó sẽ góp phần nâng cao mức độ nhân diện thương hiệu được gia tăng.
Các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để thực sự kết nối khách hàng mục tiêu với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời xem xét mặt tích cực, lợi thế này giúp bạn có cơ hội thỏa sức sáng tạo thay vì bị gò bó trong cách thức triển khai từng chiến dịch.
Công ty cũng như thương hiệu, hãy tri ân họ vì sự trung thành và tình cảm đặc biệt đó. Bởi đó chính là những khách hàng sẽ PR cho bạn rất nhiều, chia sẻ với bạn bè của họ, dần dần họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu MIỄN PHÍ.
Nuôi dưỡng khách hàng trung thành ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng danh sách, đồng thời lợi nhuận cũng cao hơn hẳn khi chi phí thu hút khách hàng mới cao gấp 5 lần chi phí để duy trì khách hàng cũ.
Đọc thêm: Bạn có thật sự đã hiểu về Brand Identity (nhận diện thương hiệu) là gì?
Qua những phân tích về khái niệm chiến lược thương hiệu là gì ?
Chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như nhiều đơn vị khác, nhưng bạn đang hướng tới mục tiêu làm sao để thương hiệu của mình là duy nhất đúng không? Chúng tôi hi vọng bạn đã xác định được đâu là điểm cốt lõi cần chú ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu để khác biệt và duy nhất