Contact Us

BSC là gì? Những ứng dụng thực tiễn qua trọng đối với các doanh nghiệp

BSC là gì?

Bạn đã nghe đến mô hình quản trị chiến lược BSC nhưng chưa hiểu được ý nghĩa và vai trò của mô hình này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng CrmViet tìm hiểu kỹ hơn về BSC qua bài viết dưới đây nhé!

BSC là gì

BSC là gì?

BSC là gì?

BSC là viết tắt của Balanced scorecard, có nghĩa là “thẻ điểm cân bằng”. Đây là mô hình quản lý giúp doanh nghiệp thực hiện, giám sát, đo lường các mục tiêu dựa trên chiến lược đã đề ra. BSC cũng có thể hiểu là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn thành chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể. 

>>>Outsourcing là gì? Nguyên nhân và yếu tố quyết định thành công

Mô hình BSC gồm những gì?

Cấu trúc của một mô hình BSC gồm 4 yếu tố được dùng làm thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này được xếp theo thứ tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên theo kế hoạch đã được đặt ra. 4 yếu tố đó là: Thước đo tài chính, thước đo khách hàng, thước đo hoạt động nội bộ, thước đo học hỏi và phát triển.

Thước đo tài chính.

Phần này gồm các chỉ số tài chính xác định mục tiêu dài hạn của một doanh nghiệp, chẳng hạn: chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, tốc độ tăng trưởng doanh thu,… Tùy theo các giai đoạn hoặc tình trạng kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu tăng trưởng của mình. Dưới đây là gợi ý ba giai đoạn của Kaplan và Norton:

– Tăng trưởng.

– Duy trì ổn định.

– Thu hoạch. 

Nếu chỉ tập trung vào tài chính thì có thể tạo ra các rủi ro lớn gây phá sản, nên các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới 3 thước đo còn lại trong BSC để định hướng kế hoạch dài hạn.

BSC là gì

Các thước đo trong BSC

Thước đo khách hàng.

Sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của một doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các chỉ số mục tiêu được sử dụng như: mức độ hài lòng của khách hàng, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng, tỷ trọng khách hàng mục tiêu và lợi nhuận từ khách hàng. Để phù hợp với các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp muốn tập trung, các chỉ tiêu này có thể được điều chỉnh tùy vào các tổ chức, doanh nghiệp.

>>> Nguyên tắc 80/20 – Doanh nghiệp LÀM ÍT nhưng HIỆU QUẢ CAO

Thước đo hoạt động nội bộ.

Các chỉ tiêu đo lường có thể tập trung vào các quy trình nội bộ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng, đồng thời thực hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động nội bộ giống như việc tự đánh giá, rút kinh nghiệm và kiểm điểm bản thân của doanh nghiệp. Đây cũng chính là những hành động chứng minh những thành tích mà doanh nghiệp đạt được để nhiều người biết đến. Bạn cần xem lại quy trình nội bộ để phân loại các điều tốt, chưa tốt để khắc phục và cải thiện cho phù hợp với chiến lược mục tiêu sau này.

Thước đo học hỏi và phát triển.

Chất lượng nguồn nhân sự và các công cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc cũng là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tại thước đo này, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược để tạo ra sự tăng trưởng dài hạn. Gồm 3 nguồn chính: con người, các hệ thống, các quy trình tổ chức. Thước đo học hỏi và phát triển tập trung vào cách mà các doanh nghiệp đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cùng với cách mà doanh nghiệp sử dụng các kiến thức này để giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Ý nghĩa và vai trò của BSC  

Không thể phủ nhận được những lợi ích vô cùng lớn mà mô hình BSC mang lại cho các doanh nghiệp. 

Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn với BSC

BSC đưa ra một bộ khung thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. 

BSC giúp doanh nghiệp cải thiện quá trình truyền thông

Sau khi có một chiến lược hoàn chỉnh, bạn sẽ triển khai kế hoạch truyền thông dễ dàng hơn, gồm cả truyền thông bên ngoài và bên trong nội bộ. 

Giúp liên kết các dự án chặt chẽ hơn

Mọi dự án, kế hoạch dù lớn hay nhỏ đều có nền móng và cơ sở để xây dựng. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng một hướng mà không bị lãng phí. 

Giúp cải thiện hiệu suất báo cáo

BSC còn có thể được sử dụng để làm báo cáo tổng quan, giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. 

TỔNG KẾT

Với những thông tin hữu ích về BSC ở trên, CrmViet hy vọng sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết và áp dụng vào doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn.