Contact Us

Tiếp thị trực tuyến – Marketing Online là gì?

Categories
tiếp thị trực tuyến

Tiếp thị trực tuyến - Marketing Online là gì

Marketig Online chính là xu hướng đã, đang và sẽ cực kỳ phát triển tại Việt Nam. Trong bối cảnh các hoạt động mua sắm, thương mại điện tử đang ngày càng nở rộ thì kéo theo đó hoạt động tiếp thị trực tuyến (Marketing Online) cũng được các đơn vị ngày càng quan tâm và đầu tư mạnh mẽ.

Khái niệm Tiếp thị trực tuyến là gì

Tiếp thị trực tuyến hay còn gọi là Marketing Online là thuật ngữ dùng để chỉ các phương pháp, cách thức quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên môi trường Internet.

So với hình thức tiếp thị truyền thống thì tiếp thị trực tuyến tỏ ra tiên tiến và rộng lớn hơn bởi số lượng các kênh Marketing, tiếp thị là cực lớn cùng hệ thống công cụ đo lường, phân tích phức tạp.

Mô hình tiếp thị trực tuyến là gì

Mô hình tiếp thị trực tuyến là gì

Tiếp thị trực tuyến là 1 khái niệm rất rộng với nhiều phân nhánh góp phần tạo thành một chỉnh thể Digital Marketing hoàn chỉnh.

Về cơ bản, Tiếp thị trực tuyến có thể chia thành 4 bộ phận chính:

  • Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm SEM (Search Engine Marketing)
  • Tiếp thị trên truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)
  • Tiếp thị bằng thức quảng cáo trả tiền (Google Ads, Facebook Ads…)
  • Tiếp thị thông qua Email Marketing, SMS Marketing
tiếp thị trực tuyến

Tiếp thị trực tuyến – Marketing Online là gì

1. Tiếp thị trực tuyến mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

  • Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ Growth Hacking
  • Tiết kiệm chi phí tiếp cận KH, quảng bá sản phẩm
  • Tăng cường thông tin liên lạc tương tác đa chiều
  • Kiểm soát, chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn
  • Thúc đẩy việc cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Tăng khả năng, lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi dẫn đầu xu thế

2. Phạm vi của tiếp thị trực tuyến

Tiếp thị trực tuyến có tầm ảnh hưởng rất rộng lớn và thường xuyên thay đổi theo yêu cầu kinh doanh. Dữ liệu có được từ hoạt động tiếp thị trực tuyến rất hiệu quả với các chương trình tiếp thị đòn bẩy kích cầu tiêu dùng. Và nó còn hứa hẹn mang tới hiệu quả hơn nữa khi dùng kết hợp với phần mềm quản lý quan hệ khách hàng có hệ thống (CRM).

Tiếp thị trực tuyến giúp kết nối các doanh nghiệp với các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện. Và hơn hết nó thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh tới một mức độ cao hơn nhiều so với tiếp thị quảng cáo theo mô hình truyền thống. Nguyên nhân là bởi hoạt động tiếp thị trực tuyến sử dụng kết hợp các công cụ kỹ thuật hỗ trợ trên Internet phục vụ cho hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, phát triển, bán hàng và quảng cáo, phân tích…

>> 5 mẫu thư cảm ơn khách hàng tuyệt vời dùng làm marketing

Hoạt động tiếp thị trực tuyến hiện nay chủ yếu tập trung vào các mô hình kinh doanh chính sau đây:

  • Các trang web thương mại điện tử
  • Các trang webite vệ tinh
  • Tiếp thị liên kết Affiliate
  • Tìm kiếm địa phương trên công cụ tìm kiếm (Google)

3. Ưu điểm của tiếp thị trực tuyến Marketing Online là gì

  • Chi phí thấp: So với tiếp thị truyền thống thì chi phí cho hoạt động quảng cáo của tiếp thị trực tuyến thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là do khả năng tiếp cận tập khách hàng lớn dựa trên nền tảng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội…
  • Tính linh hoạt và tiện lợi: Khách hàng tiềm năng có thể tùy ý lựa chọn và quyết định mua hàng chỉ trong vài phút sau khi xem sản phẩm trên mạng.
  • Khả năng phân tích chi tiết: Dựa vào các thống kê Analytics, kết quả của các hoạt động Marketing đều được phơi bày giúp cho các Marketer có thể đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.
  • Nhiều tùy chọn tiếp thị: Bạn có thể sử dụng tiếp thị qua tìm kiếm địa phương (Local), đăng sản phẩm trên các sàn TMĐT, SEO Website, quảng cáo Google, Facebook…
  • Nhắm mục tiêu chính xác: Doanh nghiệp có thể được nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng chính xác nhờ tiếp thị trực tuyến. Giờ đây bạn có thể tạo ra các mẫu quảng cáo tùy theo đối tượng khách hàng theo giới tính, tuổi tác, vị trí địa lý…

>>> Ứng dụng SMS Marketing trong các lĩnh vực kinh doanh

4. Nhược điểm chính của tiếp thị trực tuyến

Nhược điểm đầu tiên khi mua hàng trực tuyến đó là về phía khách hàng họ sẽ không được tận mắt trông thấy, sờ thấy sản phẩm hay thử quần áo trên mạng. Thay vào đó, người mua hàng phải chờ tới khi sản phẩm được giao tới tận nơi, thanh toán đầy đủ các khoản chi phí vận chuyển thì mới có thể nhận được đúng món hàng của mình.

Điều này có nhược điểm đó là thời gian nhận hàng lâu, hình ảnh giữa món hàng trên mạng và hành thực tế có thể khác nhau. Đây cũng là mầm mống cho các hoạt động lừa đảo diễn ra với tiếp thị trực tuyến.

5. Xu hướng và chiến lược chính

  • Tiếp thị dựa trên AI: Trí tuệ nhân tạo đang cách mạng hóa tiếp thị bằng cách cho phép trải nghiệm cá nhân hóa, phân tích dự đoán và các nhiệm vụ tự động hóa.
  • Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói: Khi trợ lý ảo trở nên phổ biến hơn, tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói là rất quan trọng.
  • Tiếp thị video: Các nền tảng như TikTok, YouTube và Instagram Reels đã khiến nội dung video trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ.
  • Tiếp thị người ảnh hưởng: Hợp tác với những người có ảnh hưởng có thể giúp các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu và xây dựng uy tín.
  • Tiếp thị dựa trên dữ liệu: Sử dụng phân tích dữ liệu để hiểu hành vi của khách hàng và tối ưu hóa chiến dịch là rất quan trọng.
  • Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu nghiêm ngặt như GDPR và CCPA.

6. Các kênh và chiến thuật phổ biến

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Nâng cao khả năng hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm (SERPs).
  • Quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt nhấp (PPC): Quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và các nền tảng khác.
  • Tiếp thị nội dung: Tạo và chia sẻ nội dung giá trị để thu hút và thu hút khán giả.
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Xây dựng và duy trì sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội.
  • Tiếp thị email: Gửi chiến dịch email có mục tiêu để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Tiếp thị di động: Tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị cho thiết bị di động.

7. Thách thức và cơ hội

  • Thay đổi thuật toán: Các cập nhật liên tục đối với thuật toán của công cụ tìm kiếm và nền tảng truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị.
  • Chặn quảng cáo: Nhiều người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo, làm giảm hiệu quả của quảng cáo trực tuyến truyền thống.
  • Mối quan tâm về quyền riêng tư: Cân bằng tiếp thị dựa trên dữ liệu với quyền riêng tư của người dùng là một thách thức ngày càng tăng.
  • Chi phí tăng: Sự cạnh tranh về không gian quảng cáo trực tuyến và nhân tài có thể đẩy chi phí tăng lên.
  • Công nghệ mới nổi: Theo kịp các công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) tạo ra cơ hội và thách thức.

Kết luận, tiếp thị trực tuyến tiếp tục là một thành phần năng động và thiết yếu của chiến lược kinh doanh hiện đại. Bằng cách cập nhật thông tin về các xu hướng mới nhất và thích ứng với hành vi thay đổi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể tiếp cận hiệu quả đối tượng mục tiêu của mình và đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.