Gamification là gì
Gamification là gì? Việc áp dụng chiến lược marketing vào Game thì đang trở thành một trong những xu hướng của thế giới hiện nay. Đây là một biện pháp lý tưởng giúp người tiêu dùng hướng sự chú ý và tương tác với sản phẩm của doanh nghiệp.
Mục lục
Gamification có thể được hiểu là ứng dụng một số các tính năng của Game để áp dụng vào một số những lĩnh vực khác bên ngoài. Sử dụng các nguyên lý trong game để đưa vào thiết kế phần mềm, xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, chiến lược Marketing với mục đích là đem lại tối đa lợi ích cho doanh nghiệp…
>>>> Promotion và các yếu tố cho chiến lược PR thành công
Trước đây, Khi nói về Game thì đa số đều cho rằng đây là một loại virus khiến họ mất rất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tác phong sinh hoạt hàng ngày…Nhưng tại sao lại có những người lại đam mê tới vậy? Có điều gì khiến những người này có thể ăn/ngủ cùng với game? Làm sao để khách hàng của chúng ta có thể gắn kết được với 1 thương hiệu, website, ứng dụng…như cái cách mà họ “đam mê game” như vậy không?
Thực tế cho thấy thì con người luôn muốn cuộc sống được vui vẻ, thú vị. Chính vì thế khi tạo ra một sản phẩm phần mềm trên máy tính, app mobi phục vụ cho công việc kinh doanh, marketing, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… có cơ chế khen thưởng, bảng xếp hạng, khuyến khích lôi kéo người tham gia sẽ giúp khách hàng, nhân viên có thể gắn bó lâu dài, dành nhiều thời gian dành cho doanh nghiệp của bạn hơn.
Chính vì thế mục đích của Gamification sẽ bao gồm những vấn đề sau đây:
Bạn sẽ không thể thu hút được khách hàng trên 30 tuổi nếu như tạo ra một trò chơi chỉ dành cho nhóm đối tượng 15 tuổi vì hành vi của 2 nhóm đối tượng này là khác nhau. Chính vì tế công việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai, và sau đó hãy tạo ra một Game phù hợp với nhóm đối tượng mình hướng tới.
>>>> Direct Marketing là gì? 4 cách triển khai bạn cần phải biết
Trước khi có thể tạo ra một trò chơi phù hợp với mục đích của doanh nghiệp thì các bạn cần phải tiến hành thử rất nhiều các trò chơi khác nhau, đồng thời trải nghiệm để xem chúng có thực sự lôi cuốn và phù hợp với nhóm đối tượng mình hướng tới hay không?
Khi tiến hành trải nghiệm cũng là một cách để các bạn có thể hiểu được tại sao dòng game này lại thu hút đến như vậy.
Một điều chắc chắn giúp thúc đẩy hành động của khách hàng đó là dành tặng một phần quà nho nhỏ sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Sử dụng các ưu đãi trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm. Nếu như bạn đang không nghĩ ra được những ưu đãi gì cho phù hợp thì có thể tham khảo từ chính đối thủ của mình xem họ đang làm gì?
Đừng cố tạo ra một trò chơi thật phức tạp khi bạn đang đưa nó vào chiến lược marketing vì việc làm này có thể khiến người dùng sẽ từ bỏ khi chưa hình dung được cách chơi.
Chính vì thế mà các trò chơi nên được thực hiện thật đơn giản nhưng vẫn lôi cuốn được người chơi.
Các bạn nên nhờ nhiều người trải nghiệm trước để xác định được các yếu tố có thể dễ tiếp cận được với người dùng, cũng như đủ thách thức để khiến trò chơi không bị nhàm chán. Những phản hồi để chỉnh sửa sẽ giúp nội dung của Gamification ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Để tránh mất thời gian bạn cần phải xác định được rõ việc tạo Gamification tạo ra để nhằm mục đích gì? Sau đó hãy bắt đầu triển khai thực hiện. Nên tích hợp các công cụ đo lường, phân tích…để có thể xác định được những hiệu quả khi tạo ra gamification từ đó sẽ có những thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Khi thực hiện bất kỳ công việc gì đều có thể xảy ra những lỗi có thể gây ảnh hưởng tới cả một dự án. Gamification cũng vậy. bạn sẽ thường phải gặp những lỗi sau đây:
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể biết được Gamification là gì? Từ đó có những áp dụng phù hợp cho chiến dịch marketing cho doanh nghiệp.