Contact Us

7 chỉ số Quan Trọng trong hoạt động Quản Trị Doanh Nghiệp

Trong quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị dựa vào các chỉ số để biết được tình hình kinh doanh và sức khỏe của doanh nghiệp mình. Mỗi chỉ số thể hiện kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Có hàng trăm chỉ số trong hoạt động quản trị mà doanh nghiệp cần quan tâm. Tuy nhiên có 7 chỉ số quan trọng liên quan trực tiếp đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. 

7 chỉ số Quan Trọng trong quản trị doanh nghiệp

1. Chỉ số về số lượng Leads 

Khái niệm về số lượng Leads 

Số lượng Leads là số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing.

Những thông tin khách hàng này sẽ được lưu trữ vào phần khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bằng các nỗ lực trong bán hàng, các khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng và đem lại doanh số cho doanh nghiệp. Số lượng khách hàng tiềm năng càng lớn thì khả năng bán hàng càng cao.  

>>> Quản trị doanh nghiệp tái cấu trúc hiệu quả?

Trong các doanh nghiệp hiện nay, việc thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng từ các kênh khác nhau đang thực hiện thủ công, nhập thông tin khách hàng vào phần mềm excel. Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện việc thu thập và phân loại dữ liệu khách hàng. Để việc thu thập, phân loại dữ liệu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các nhà quản trị có thể  sử dụng phần mềm quản trị khách hàng.

Số lượng Leads trong kinh doanh

Ý nghĩa của chỉ số về số lượng Leads 

  • Số lượng Leads thể hiện kết quả của các chiến dịch Marketing mang lại. Số lượng khách hàng càng lớn, phần nào thể hiện sự thành công của các chiến dịch mà doanh nghiệp thực hiện. 
  • Số lượng Leads càng lớn, cơ hội để chốt đơn hàng của nhân viên bán hàng càng cao. 
  • Chỉ số về số lượng Leads có thể đặt làm mục tiêu trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. 

2. Tỷ lệ chốt Sale 

Khái niệm tỷ lệ chốt Sale 

Tỷ lệ chốt sale là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng khách hàng đã mua hàng so với số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Công thức của tỷ lệ chốt Sale 

% tỷ lệ chốt sale = số lượng khách hàng mua hàng / số lượng khách hàng tiềm năng (đã tư vấn)

Tỷ lệ chốt sale có ảnh hưởng rất lớn đến rất lớn doanh thu của doanh nghiệp. Để tăng tỷ lệ chốt sale cho doanh nghiệp thì nhà quản trị tập trung tăng số lượng khách hàng mua hàng. 

Ý nghĩa của tỷ lệ chốt sale 

  • Tỷ lệ chốt sale cho biết khả năng bán hàng của một nhân viên hay một doanh nghiệp. Tỷ lệ chốt sale càng cao thì khả năng tăng doanh thu càng lớn. 
  • Tỷ lệ chốt sale là một trong các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp. Các nhà quản trị căn cứ vào đó để đưa ra các biện pháp tăng tỷ lệ chốt sale. 

Tỷ lệ chốt sale trong kinh doanh

3. Tỷ lệ khách hàng quay lại 

Khái niệm tỷ lệ khách hàng quay lại

Tỷ lệ khách hàng quay lại là tỷ lệ giữa số lượng khách hàng quay lại trên trên tổng số lượng khách hàng. Khách hàng quay lại là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ đã ngưng sử dụng một thời gian và quay trở lại dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

>>> Vai trò của hệ thống ERP trong quản trị doanh nghiệp

Các nhà quản trị muốn tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại thì tập trung vào chăm sóc khách hàng cũ, thực hiện các chiến dịch Marketing. 

Ý nghĩa của chỉ số tỷ lệ khách hàng quay lại 

  • Chỉ số về tỷ lệ khách hàng quay lại cho các nhà quản trị biết được hiệu quả chăm sóc khách hàng cũ của doanh nghiệp. Hiệu quả các chiến dịch Marketing giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay lại. 
  • Chỉ số tỷ lệ khách hàng quay lại cao thì khả năng tăng doanh thu cho doanh nghiệp càng lớn

4. Doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng

Khái niệm của doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng 

Ngoài tỷ lệ chốt sale ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng cũng rất quan trọng. Doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng có thể hiểu là doanh thu bình quân của mỗi đơn hàng. 

Công thức tính doanh thu bình quân là 

DT trung bình = Tổng Doanh Thu / Tổng số lượng đơn hàng 

         ( đo trên cùng một khoảng thời gian nhất định) 

Doanh thu của doanh nghiệp

Ý Nghĩa của Doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng

  • Chỉ số doanh thu trung bình trên mỗi đơn hàng giúp nhà quản trị xác định nên tập trung vào mặt hàng nào để nâng cao doanh thu của doanh nghiệp 
  • Giúp các nhà đầu tư cân nhắc nên đầu tư vào ngành hàng nào để đem lại doanh thu và lợi nhuận cao. 

5. Chỉ số CLV – Customer lifetime value  

Khái niệm CLV – Customer lifetime value  

Chỉ số CLV – Customer lifetime value là chỉ số giá trị vòng đời khách hàng. Chỉ số đó thể hiện giá trị mà một khách hàng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Những khách hàng có chỉ số CLV cao là những khách hàng đem lại nguồn lợi và doanh thu lâu dài cho doanh nghiệp. 

Công thức CLV – Customer lifetime value  

Có  2 cách có thể xác định giá trị CLV – Customer lifetime value  

  • Dựa theo lợi nhuận từ các giao dịch của khách hàng trong suốt vòng đời của họ.
    CLV = ( giao dịch 1 + giao dịch 2 + …..+ giao dịch n) x Tỷ suất lợi nhuận trung bình 
  • Dự đoán giá trị vòng đời khách hàng 

CLV = LTV x Tỷ suất lợi nhuận trung bình 

 = giá trị trung bình giao dịch x số các giao dịch x thời gian giữ chân khách hàng x tỷ suất lợi nhuận trung bình 

 Ý nghĩa chỉ số CLV – Customer lifetime value 

Chỉ số CLV – Customer lifetime value cho nhà quản trị biết được doanh thu hay lợi nhuận trung bình mà một khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn. 

Cách tính giá trị vòng đời khách hàng

6. Chỉ số CPL – Cost per leads

Khái niệm chỉ số CPL – Cost per leads

CPL – Cost per leads là chi phí trung bình bỏ ra để có một khách hàng tiềm năng. Họ là những người quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ và để lại thông tin cá nhân. 

Công thức tính chỉ số CPL – Cost per leads

CPL = Tổng chi phí thu leads  / số lượng khách hàng tiềm năng 

  • CPL là chỉ số trung bình cho một khách hàng tiềm năng 
  • Tổng chi phí thu Leads bao gồm chi phí Marketing, chi phí khác,…
  • Số lượng khách hàng tiềm năng thu được sau khi  các chiến dịch hay chương trình của doanh nghiệp 

Lưu ý: các chỉ số trong cùng một khoảng thời gian nhất định

>>> Tổng hợp phần mềm quản trị doanh nghiệp miễn phí

Ý nghĩa chỉ số CPL – Cost per leads

Chỉ số CPL – Cost per leads cho nhà quản trị hay các marketer biết chi phí bỏ ra để có khách hàng tiềm năng. Nếu chỉ số CPL quá cao thì các nhà quản trị hay marketer căn cứ vào đó để đưa ra phương án hay quyết định quản trị. 

7. Chỉ số CAC – Customer Acquisition Cost 

Khái niệm CAC – Customer Acquisition Cost 

Chỉ số CAC – Customer Acquisition Cost là chi phí chuyển đổi để có một khách hàng. Chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến có khách hàng như chi phí nghiên cứu, Marketing, bán hàng,…

Công thức xác định chỉ số CAC – Customer Acquisition Cost 

CAC = tổng chi phí bán hàng và Marketing / số lượng khách hàng 

  • Tổng các chi phí bán hàng và Marketing bao gồm các chi phí tư vấn, chi phí Marketing, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…
  • Số lượng khách hàng

Lưu ý: các chỉ số trong cùng một khoảng thời gian nhất định

Ý nghĩa chỉ số CAC – Customer Acquisition Cost 

  • CAC cùng với các chỉ số khác cho biết giá trị của khách hàng đối với công ty và hiệu quả đầu từ của việc sở hữu khách hàng. 
  • Việc xác định gía trị CAC – Customer Acquisition Cost cho nhà quản trị biết nên bỏ ra bao nhiêu chi phí để làm hài lòng khách hàng. 
Tính toán chi phí chuyển đổi để có khách hàng tiềm năng

Tính toán chi phí chuyển đổi để có khách hàng tiềm năng

Tổng kết 

Các chỉ số trong hoạt động quản trị là những căn cứ để các nhà quản trị đưa ra những quyết định trong các hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi chỉ số thể hiện một phần nào đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý doanh nghiệp CRMVIET  giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm thời gian làm báo cáo. 

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý doanh nghiệp CRMVIET tại đây. 

009Bet

Kuwin

SV66

78Win