Vai trò và hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về việc đầu tư và sử dụng công nghệ để phát huy lợi ích, hạn chế rủi ro gặp phải. Trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp tận dụng công nghệ ra sao để phát triển?” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức đã đưa ra những đúc kết trải nghiệm từ thực tế của các đơn vị doanh nghiệp.
Mục lục
Giám đốc công ty TNHH Anbooks, chị Ngô Phương Thảo chia sẻ rằng công ty đã từng rơi bên bờ vực phá sản và chính ứng dụng Messenger Code là cứu cánh giúp Anbooks đã “thoát chết”.
Cuốn sách “Quảy gánh băng đồng ra thế giới” của chị Thảo được ra mắt vào tháng 3/2016 nhận được nhiều đánh giá tích cực từ chuyên gia cũng như nhiều tờ báo lớn. Tuy nhiên, sau 5 tháng phát hành thì số lượng bản in được bán ra chỉ vỏn vẹn 3000 bản, và đến tháng thứ 8 ra mắt thì chỉ thêm được 2000 bản đến tay người đọc.
>>>> Cách mạng 4.0: Toàn bộ kiến thức cơ bản cần biết
Chỉ tới khi Anbooks ứng dụng nền tảng Messenger Code trong việc bán hàng thì số lượng đầu sách được đặt mua đã lên tới 20.000 bản chỉ sau 4 tháng. Nguyên nhân đó là nhờ công nghệ Messenger Code đã giúp người đọc có thể tương tác trực tiếp với tác giả thông qua mã QR trên sách. Mọi thắc mắc, vấn đề đều được tác giả trả lời thông qua các bài viết đăng tải trên Facebook. Từ đó những bài viết này ngay lập tức nhận được nhiều chia sẻ hơn hẳn kéo theo lượng độc giả mới tiếp cận cũng nhiều hơn.
Chị Thảo còn chia sẻ thêm một trường hợp nữa công ty thoát chết nhờ ứng dụng công nghệ. Tác giả Lê Nguyên Phương khi ra mắt tập 1 cuốn “Dạy con trong hoang mang” cũng ứng dụng Messenger Code cùng Livestream để tương tác với độc giả. Và kết quả là chỉ sau 4 tháng tác giả đã viết thêm được tập thứ 2 chỉ sau 3 tháng.
Tiếp nối thành công với Messenger Code thì chị Thảo đã kết hợp cùng với 1 doanh nghiệp Startup ứng dụng công nghệ QR Code trong việc ra mắt đầu sách tương tác thông minh. Với công nghệ này thì người đọc chỉ cần scan mã QR trên sách thì mọi thông tin liên quan như về tác giả, công ty sản xuất, thông tin liên quan đến sách… đều được hiện lên. Tính tới thời điểm này thì 4/9 đầu sách đã được chị Thảo ứng dụng QR Code.
Phản hồi về trường hợp của chị Thảo thì đại diện của công ty Mắt Bão – Ông Huỳnh Ngọc Duy đánh giá đây là minh chứng rõ nét việc DN ứng dụng công nghệ để phục vụ cho hoạt động KD theo đúng thế mạnh của mình và đạt được thành công. Giám đốc điều hành của Mắt Bão cũng cho biết, trên 60% khách hàng của công ty này sẽ tiếp tục phát triển thêm 5 năm tiếp nhờ ứng dụng công nghệ.
Nhìn chung, trong hành trình của mỗi doanh nghiệp thì giai đoạn 3 năm đầu tiên đó là quá trình loay hoay để tồn tại và sau đó là quá trình phát triển và mở rộng. Khi đó, ứng dụng công nghệ chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và xa hơn nhờ khả năng tiếp cận khách hàng lớn và nhanh chóng. Mặt khác, ứng dụng của công nghệ là cực kỳ hữu ích nhưng DN cũng cần tập trung vào đúng thế mạnh của mình. DN cần tránh sử dụng nhiều ứng dụng mà quên đi những gì thực tiễn nhất, cốt lõi nhất của chính mình.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay thì DN có rất nhiều cơ hội để phát triển và tỏa sáng. Sẽ là 1 thiếu sót lớn nếu các công ty, chủ DN bỏ qua một nguồn lực cực kỳ mạnh mẽ mà ngày càng rẻ như hiện nay là công nghệ.
Một ví dụ đơn cử cho sức mạnh của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quản lý của đơn vị đó là lĩnh vực quản lý tòa nhà. Bạn có thể sử dụng tin nhắn SMS Automation để nhắn tin cho toàn bộ người dân, người làm việc tại tòa nhà đó về lịch sửa chữa, bảo dưỡng thang máy, lịch cắt điện…. Hay như việc sử dụng Camera tự động nhận diện khuôn mặt thay cho nhân viên bảo vệ. DN có thể tiết kiệm lên tới 20-30% năng lượng và 15-20% chi phí vận hàng
Có thể nói là không có gì phải phủ nhận về vai trò to lớn của công nghệ đối với DN ngày nay. Vấn đề lớn nhất đặt ra hiện nay đó là việc ứng dụng công nghệ sao cho hợp lý, tránh bội thực, thừa mứa gây ra lãng phí. Các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cần căn cứ và tình hình bộ máy của đơn vị mình mà đưa ra quyết định hợp lý. Nếu như bộ máy quản trị còn non yếu chưa sẵn sàng mà ngay lập tức ốp vào quy trình công nghệ thì sẽ rất nguy hại làm ảnh hưởng tới cấu trúc quản trị, khả năng vận hành xuyên suốt của bộ máy.
Mỗi đơn vị DN đều cần những giải pháp công nghệ khác nhau xuất phát từ mức đầu tư và nhu cầu riêng biệt. Nguyên lý quan trọng cần đặt ra đó là: “Chi phí đầu tư không nằm ở tiền bạc mà nằm ở ý chí của ban lãnh đạo công ty. Nếu họ có khao khát chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trực tuyến thì sẽ có giải pháp phù hợp với túi tiền“. Lật ngược lại vấn đề thì mọi ứng dụng công nghệ thì đều có 2 mặt của nó. Và điều quan trọng là DN sử dụng công nghệ đó như thế nào, có những nguyên tắc tiêu chí ra sao để đảm bảo ứng dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long – chủ tịch Hội Tin học TP HCM cho rằng các DN hiện nay nên đi thuê các công ty công nghệ để thực hiện để mình có thể tập trung vào chuyên môn của đơn vị mình. Tất nhiên việc lựa chọn nhà cung cấp công nghệ còn tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu của DN đề ra ban đầu.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Quản lý chăm sóc khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ DN nào. Nắm được nhu cầu bức thiết đó thì rất nhiều công ty công nghệ ứng dụng giải pháp CRM – quản lý chăm sóc khách hàng đã ra đời. Phần mềm CRM với ưu điểm sử dụng công nghệ Automation mang tới cho DN giải pháp chăm sóc khách hàng thay thế cho việc ngồi thống kê bằng Excel truyền thống toàn bộ giai đoạn của quy trình bán hàng từ: tiếp cận KH tiềm năng, giao dịch KH, chăm sóc khách hàng…
Công ty giải pháp phần mềm CRMVIET mang tới cho các DN vừa và nhỏ hơn 400 tính năng giúp cho DN từng bước tiến dần với việc tự động hóa hoàn toàn quy trình hoạt động của mình. Bạn có thể trải nghiệm 15 dùng thử miễn phí để biết được ưu điểm vượt trội của CRMVIET bằng cách đăng ký tại đây