Contact Us

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp 2021

Categories

Bất kể doanh nghiệp nào nếu muốn phát triển thành công và thu được lợi nhuận cao đều cần có 1 quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng thành công được 1 quy trình bán hàng chuyên nghiệp.

Trong bài viết này, CRMVIET chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp 2021. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

I. Quy trình bán hàng chuyên nghiệp là gì?

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp là một tập hợp các bước có thể lặp lại mà nhân viên bán hàng thực hiện để đưa khách hàng tiềm năng từ giai đoạn nhận biết ban đầu đến khi họ mua hàng và sử dụng sản phẩm của bạn

Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp là gì?

Có thể bạn quan tâm —–> Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất hiện nay https://crmviet.vn/phan-mem-crm-mien-phi-tot-nhat-hien-nay/

II. Các bước trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp

quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có một quy trình bán hàng riêng tùy theo từng đặc thù kinh doanh riêng của mình, nhưng nhìn chung thì quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp thường bao gồm 7 bước.

Bước 1: Lên kế hoạch và xác định mục tiêu

Chuẩn bị kế hoạch và xác định mục tiêu luôn là yếu tố quan trọng của một quy trình bán hàng. Để chuẩn bị kế hoạch một cách cụ thể nhất và xác định mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị một số thông tin sau:

  • Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ (ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ) cung cấp cho khách hàng và quan trọng là “lợi ích” khách hàng nhận được.
  • Bạn phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý. Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…
  • Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc card visit…
  • Bạn là nhân viên kinh doanh, bạn có thể gặp khách hàng bất cứ lúc nào. Hãy chuẩn bị cho mình trang phục lịch sự, chuyên nghiệp và phải luôn giữ vững tâm lý tự tin khi gặp khách hàng

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước thứ hai trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp của công ty là thiết lập danh sách khách hàng tiềm năng, loại bỏ khách hàng không phù hợp hoặc không có triển vọng.

Phát hiện khách hàng tiềm năng là quá trình bạn tìm kiếm những thông tin liên lạc từ khách hàng mới. Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, những buổi hội thảo, sự kiện về ngành nghề của bạn. Phát hiện khách hàng tiềm năng là bước cơ bản trong quá trình bán hàng. Đó là công việc mà mọi nhân viên sale đều phải làm hàng ngày, hàng giờ.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Sau khi đã tìm được những khách hàng tiềm năng rồi, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo trong sơ đồ quy trình bán hàng của công ty đó là bước tiếp cận khách hàng đã tìm được ở bước trên.

Đây là nơi cung gặp cầu trong quá trình bán hàng, là bước mà chúng ta bắt đầu xây dựng một mối quan hệ và tiếp tục thu thập thông tin. Một bước tiếp cận tốt là điều rất quan trọng để bán hàng thành công. Bởi nó sẽ xác định bạn là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và có tâm hay không, liệu có mang đến cho khách hàng một sản phẩm đáng để mua hay có thể kích thích được nhu cầu của khách hàng đạt tới mức cấp thiết. Hãy nhớ, luôn tự tin và hãy là chính mình. 

Để tiếp cận Khách hàng thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước, qua nhiều kênh: qua internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen. Sau đó, có thể gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng, thăm dò một số thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng rồi thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi và trình bày sản phẩm, dịch vụ.

Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng. Điều này được cho là quan trọng nhất của bước tiếp cận khách hàng trong quá trình bán hàng, vì nó sẽ giúp bạn xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Chúng ta phải luôn nhớ “Một nhân viên bán hàng thành công là nhân viên bán sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng”.

Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ

Hầu hết các nhân viên Sales, dù có làm việc trong ngành nghề nào đi chăng nữa, đều phải có buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ họ đang bán cho khách hàng. 

Bạn nên xem xét sản phẩm/dịch vụ về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng.  Sự trình bày về sản phẩm của bạn sẽ là một cuộc đối thoại trọng tâm và có liên quan với khách hàng.  Đừng để đó là bài độc thoại của riêng bạn về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%. 

Ngoài ra những sự khuyến mại, giảm giá, chương trình hấp dẫn cũng sẽ thu hút được khách hàng nghe bạn nói (nếu họ đang có nhu cầu).

Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng

Nếu cuộc nói chuyện của bạn đã thành công và bạn nhận được đề nghị báo giá chính thức về giải pháp/sản phẩm/dịch vụ như đã thảo luận với khách hàng. Bạn hãy hỏi khi nào khách hàng cần báo giá và hãy bảo đảm họ nhận được nó đúng thời điểm

Báo giá và thuyết phục khách hàng

Hãy luôn luôn tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua và đừng bao giờ nghi ngờ ý định của khách hàng. Thái độ tự tin của bạn sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin và thái độ của khách hàng trong khi đưa ra quyết định.

Trong lúc giải quyết các khúc mắc của họ, bạn phải làm tất cả mọi điều để khiến họ thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng họ với lợi ích họ lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra.

Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng/ hợp đồng bán

Tiếp theo là: Thống nhất và chốt đơn hàng/ hợp đồng bán

Một trong các bước quan trọng nhất của quá trình bán hàng đó chính là việc chốt sale. Bởi lẽ chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định, nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, trong khi thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale. Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ, những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách hàng.

Ví dụ: Trong khi trình bày, mọi thứ bạn nói và làm từ lúc tiếp cận đến sự đề cao tiết kiệm chi phí sẽ giúp bạn đưa khách hàng đến điểm cảm xúc cao. Điều này tương tự như lên tới đỉnh của cảm xúc. Tuy nhiên, khi bạn nói về giá cả, khách hàng của bạn sẽ rớt xuống điểm cảm xúc thấp – đến đáy của cảm xúc. Tại thời điểm này, nhiều nhân viên bán hàng non trẻ chốt sale sẽ gây ra cái chết cho cuộc bán hàng. Trước khi bạn có thể chốt sale hiệu quả, bạn phải đưa khách hàng tiềm năng quay trở lại điểm cảm xúc cao. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng lời xác nhận khen ngợi của bên thứ ba, bằng cách vẽ ra một bức tranh đẹp và xem xét lại các điểm khao khát của họ.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp là chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Lợi ích của bước này mang lại đó chính là giúp tạo sự gắn bó lâu dài của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.

Hãy luôn chăm sóc khách hàng và tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

III. Bí quyết quản lý khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Bán hàng và chăm sóc khách hàng là một công việc tốn rất nhiều thời gian. Các doanh nghiệp đang rất đau đầu với bài toán này. Hiện nay có rất nhiều phần mềm CRM nổi tiếng trên thế giới đang áp dụng như Hubspot, Zoho. Thấu hiểu được nỗi khó khăn này, CRMVIET chúng tôi mang đến giải pháp toàn diện về quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm nhé!