Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới
Không chỉ cần kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý khiến cấp dưới tâm phục khẩu phục cũng là một nghệ thuật mà các nhà quản lý phải rèn luyện. Vậy làm thế nào để nhân viên gắn bó với công ty bằng sự nhiệt tình, đam mê và kính nể cấp trên? Hãy cùng CrmViet khám phá các mẹo dưới đây để biết thêm về nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới nhé!
Mục lục
Đừng tự cho mình quyền đi muộn về sớm hay những đặc quyền vô lý mà chỉ cần ngồi một chỗ chỉ việc. Hãy là một tấm gương tốt về kỷ luật và tác phong làm việc khiến các nhân viên tôn trọng và tin tưởng vào bạn. Bởi bạn và nhân viên chỉ khác nhau ở cấp bậc, nhưng vẫn làm việc như những người khác, thậm chí phải làm những việc khó khăn hơn.
>>>Những đặc điểm của một người sếp tuyệt vời
Mỗi người sẽ có điểm mạnh, yếu khác nhau. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên và phân chia công việc phù hợp với năng lực của từng người cũng là nghệ thuật quản lý mà các nhà quản lý cần phải biết. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo họ không làm được, và ngay cả các nhân viên sẽ biết các cách phát triển các kỹ năng của mình tốt hơn. Như thế, bạn sẽ khiến các nhân viên cảm thấy được đánh giá đúng và có thêm động lực để đạt nhiều thành tích hơn nữa.
Nhân viên sẽ cảm thấy muốn gắn bó với công ty và có động lực làm việc hơn khi thấy những nỗ lực và sự cố gắng của mình được ghi nhận. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ các cấp trên, đặc biệt là trước mặt tất cả mọi người trong công ty, cũng đều làm cho nhân viên cảm thấy được trân trọng. Đây còn là cách để thúc đẩy các nhân viên khác cố gắng và phát huy hết sức để cùng giúp công ty phát triển hơn nữa.
Đây là điều mà không nhiều nhà quản lý có thể làm được. Nhất là khi phải thừa nhận sai lầm với nhân viên cấp dưới. Nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, và nhất quyết không chịu nhận sai và khăng khăng bảo thủ với ý kiến của mình. Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng là người, và không bao giờ là người hoàn hảo. Thừa nhận điểm yếu của mình cũng sẽ được đánh giá là một hành động dũng cảm, thậm chí còn có thể khích lệ tinh thần của nhân viên. Từ đó, nhân viên có thể đóng góp ý kiến để bạn khắc phục và không mắc những sai lầm tương tự.
>>>7 Cách quản lý nhân viên cứng đầu, Số 4 RẤT QUAN TRỌNG
Kỹ năng quan tâm và lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng là một nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới mà các nhà quản lý cần phải rèn luyện. Một người lãnh đạo thành công là người biết lắng nghe ý kiến và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên để hiểu được tâm tư, nguyện vọng để khích lệ, động viên. Đây cũng là một cách để phá bỏ khoảng cách và rào cản giữa sếp và nhân viên.
TỔNG KẾT
Với các mẹo quản lý nhân viên ở trên, CrmViet hy vọng các bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả.