Contact Us

5 Thách thức quản lý khách hàng doanh nghiệp Dược

Categories

Trong việc quản lý khách hàng, doanh nghiệp Dược gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Lượng thông tin khách hàng rất lớn việc kiểm soát chúng là cả một vấn đề. Nhưng không chỉ là quản lý số lượng khách hàng, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác. 

Cùng chúng tôi xem doanh nghiệp Dược còn gặp phải những thách thức gì trong việc quản lý khách hàng. 

1.Kiểm soát thông tin khách hàng Dược từ các nguồn khác nhau. 

Thông tin khách hàng Dược đến từ nhiều nguồn khác nhau như Facebook, Website, Các trang mạng xã hội hay cộng đồng khác,… Ngoài ra, nguồn thông tin của khách hàng đến các các mối quan hệ của nhân viên sale hay của các nhà quản lý.

Nguồn thông tin khách hàng

Số lượng khách hàng này mà không được phân loại thì rất khó trong việc quản lý khách hàng. 

Theo cách truyền thống thì thông tin khách hàng sẽ được đổ về cho bên kinh doanh hay bên hành chính để họ nhập dữ liệu vào máy tính. Điều này mất rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

 Nếu doanh nghiệp quản lý theo cách thủ công như Excel khó có thể lưu trữ được lượng thông tin lớn. Phần mềm Excel bị giới hạn về dung lượng lưu trữ. Muốn tìm kiếm thông tin khách hàng cũng mất khá nhiều thời gian. 

Nếu doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng theo phần mềm CRM, các thông tin từ trên các kênh sẽ đổ về trực tiếp phần mềm. Phần mềm giúp phân loại thông tin khách hàng theo nguồn, nhân viên của doanh nghiệp không phải làm công việc đó nữa. Việc quản lý nguồn thông tin khách hàng sẽ dễ dàng hơn. 

2.Nhắc nhở, chăm sóc khách hàng tới thời gian sử dụng thêm liệu trình

Nhắc nhở liệu trình thuốc

Nếu bạn làm trong ngành dược hay có hiểu biết về ngành thì chắc bạn hiểu khách hàng của ngành dược cần được nhắc nhở về liệu trình điều trị. 

Tùy theo từng bệnh mà liệu trình có thời gian điều trị khác nhau. Nếu doanh nghiệp Dược chỉ có một vài khách hàng thì việc nhắc nhở liệu trình bằng cách gọi điện trực tiếp sẽ dễ  dàng. 

Nhưng thực tế, số lượng khách hàng của các doanh nghiệp Dược rất lớn. Nếu gọi điện trực tiếp cho từng khách hàng thì điều này khó có thể thực hiện được. Doanh nghiệp cần nhiều tư vấn viên để mới có thể thông báo cho toàn bộ khách hàng của họ. Chi phí để thông báo cũng không hề nhỏ. 

Doanh nghiệp của bạn cần tìm một giải pháp khác như gửi tin nhắn hay gmail cho khách hàng. Nếu gọi điện trực tiếp thì cần gọi qua tổng đài để giảm chi phí tối thiểu cho doanh nghiệp. 

Liệu trình mỗi khách hàng hay mỗi loại thuốc là khác nhau. Doanh nghiệp cần công cụ có thể hỗ trợ việc nhắc nhở, thông báo cho khách hàng về liệu trình điều trị. 

KHÁM PHÁ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG NGÀNH DƯỢC 

3.Không nắm bắt được công việc hàng ngày của nhân viên sales thị trường

Kỹ thuật chốt sale hiệu quả

Không quản lý được nhân viên sale thị trường

Một thực tế trong việc quản lý các nhân viên sale Dược tại Việt Nam hiện nay. Các công ty thường thuê các nhân viên là dược sĩ hay tuyển cộng tác viên. Họ có trách nhiệm là phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp. 

Một số công ty đưa ra chính sách : chỉ cần họ đạt mức doanh thu nào đó thì nhận được mức lương cố định, phần hơn sẽ được hưởng chiết khấu hay tỷ lệ %. Không cần họp hành hay báo cáo cho các nhà quản trị, chỉ cần có đơn hàng thì họ báo về công ty. 

Một doanh nghiệp mà quản lý theo phương thức đó thì khó có thể kiểm soát được nhân viên sale. Doanh nghiệp muốn phát triển hay đầy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm mới hay sản phẩm cốt lõi thì rất khó. Các nhà quản trị không quản lý tốt nhân viên sale Dược thì giá bán sản phẩm ra thị trường rối loạn. 

Mọi vấn đề trên đều bắt nguồn từ việc nhà quản trị không thể nắm bắt được công việc nhân viên sale thị trường. 

Các nhà quản trị cần tìm kiếm công cụ giúp quản lý nhân viên sale dễ dàng hơn. Nhân viên sale thị trường có thể báo cáo công việc hàng ngày một cách đơn giản. 

4.Không kiểm soát được chất lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng mới, khách hàng quay lại, tỷ lệ chốt sale

Việc quản lý số lượng lớn thông tin khách hàng Dược hay nguồn thu thập thông tin đã là một thử thách cho các nhà quản trị. Nhưng để nắm bắt rõ hiệu quả của việc chăm sóc khách hàng thì nhà quản trị cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác. 

Một số thông tin mà nhà quản lý cần quan tâm như chất lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng quay lại, tỷ lệ chốt sale,..

Nếu doanh nghiệp của bạn quản lý thông tin khách hàng trên Excel, không thể nắm bắt được  thông tin trên hàng ngày. Với một nhà quản lý, không nắm bắt được các thông tin cơ bản trên thì khó có thể quản lý hiệu quả nhân viên, hoạt động chăm sóc khách hàng. 

Ví dụ: Với doanh nghiệp Dược, khách hàng không được chăm sóc theo đúng liệu trình thì bệnh tình không thuyên giảm, uy tín về chất lượng sản phẩm sẽ giảm. Khách hàng không tin tưởng vào sản  phẩm thì doanh số của sản phẩm đó cũng bị sụt giảm, có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

5.Đánh giá lượng khách hàng tiềm năng quản lý khách hàng doanh nghiệp Dược

quản lý khách hàng doanh nghiệp

Đánh giá khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp của bạn có nhiều khách hàng tiềm năng không? Bạn có chăm sóc hết toàn bộ khách hàng tiềm năng đó hay không? (Hãy trả lời thật lòng)

Với doanh nghiệp của chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh giá khách hàng đó trước khi chăm sóc. Mỗi doanh nghiệp đều có những giới hạn về nguồn lực, bạn không thể chăm sóc khách hàng toàn bộ khách hàng tiềm năng. 

Nếu bạn chăm sóc toàn bộ khách hàng đó, bạn sẽ lãng phí với những khách hàng không có nhu cầu. 

Để tránh trường hợp lãng phí nguồn lực cho những khách hàng đó, bạn nên đánh giá khách hàng của mình. Ngày nay, một số phần mềm sẽ giúp bạn đánh giá khách hàng tiềm năng, lựa chọn khách hàng phù hợp để chăm sóc. Tỷ lệ chốt sale của doanh nghiệp bạn sẽ cao hơn. 

Đăng ký sử dụng phần mềm đánh giá khách hàng tiềm năng CRMVIET:

https://crmviet.vn/signup/

Tags