Contact Us

11 Lưu ý khi thiết lập mục tiêu OKR cho bạn và doanh nghiệp

OKR nếu được áp dụng một cách nhất quán sẽ làm thúc đẩy khả năng đạt được các mục tiêu. Một nghiên cứu từ Better Works chỉ ra rằng, đối với các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng việc thiết lập các mục tiêu thì khả năng thành công có thể tăng gấp 3 lần so với việc không áp dụng.

Nếu như bạn đang gặp quá nhiều khó khăn cho việc thiết lập mục tiêu OKR thì có thể tham khảo một số những gợi ý sau đây từ CrmViet. Những ý tưởng này có thể giúp bạn làm việc một cách hiệu quả, đơn giản hơn.

Cách thiết lập mục tiêu OKR 

mục tiêu okr

Cách thiết lập mục tiêu OKRs

1. Đặt 2-5 mục tiêu tại cùng một thời điểm

Khi thiết lập mục tiêu OKR chúng ta thường đặt ra rất nhiều những mục tiêu để thực hiện, việc làm này có thể dễ dàng khiến bạn hoặc doanh nghiệp có thể bị lệch hướng. Thực tế cho thấy mỗi một nhân viên trung bình chỉ có thể thực hiện được 2-5 mục tiêu tại cùng một thời điểm.

Như bạn đã biết thì để có thể đạt được mục tiêu OKR bạn cần phải rất tập trung thực hiện. Chính vì thế bạn cần biết phân loại nếu như không muốn mình bị kiệt sức nhưng vẫn không hoàn thành được mục tiêu.

2. Thiết lập mục tiêu OKR hàng quý

Đa số các doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu nhỏ của mình theo từng quý. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tích lũy và giáp sát chặt chẽ hơn những mục tiêu mà họ đề ra, đồng thời cũng khiến nhân viên luôn tập trung trong công việc và không được nghỉ ngơi sau khi đã hoàn thành một mục tiêu nào đó.

3. Thiết lập mục tiêu OKR hàng năm

Mục tiêu OKR hàng quý có định hướng hành động cao và có thể đạt được thành công sau khoảng thời gian một vài tháng làm việc nghiêm túc. Nhưng để có thể đạt được mục tiêu cao hơn thì doanh nghiệp sẽ thiết lập các mục tiêu OKR hàng năm. 

Mục tiêu đặt ra hàng quý sẽ góp phần đạt được mục tiêu kết quả sau một năm thực hiện.

Thiết lập mục tiêu

4. Cần phải được đo lường

Để đặt mục tiêu có thể định lượng được và kết quả chính có thể đảm bảo rằng bạn sẽ có cách để đo tiến trình thực hiện OKR. Có một mục tiêu rõ ràng và nhận thấy quy trình có thể đo lường được sẽ giúp bạn và nhóm của mình có cái nhìn tổng quan hơn về những hoạt động mình đang thực hiện, đưa ra các phương pháp tháo gỡ.

5. Nên đặt thời gian hoàn thành mục tiêu OKR

OKR cần được đặt giới hạn về thời gian, hãy chỉ rõ thời gian bắt đầu và kết thúc. Với việc giới hạn về thời gian có thể đem lại cho bạn một số những lợi ích sau:

Bạn cảm thấy bị áp lực và động lực để thực hiện công việc đúng thời hạn

Ngừng việc trì hoãn các nhiệm vụ quan trọng đã đề ra

Với 1 ngày ấn định để đo lường công việc sẽ giúp bạn có thể biết được mình đã thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu của mình

Giới hạn thời gian hoàn thành cũng có thể giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học để có thể ưu tiên những OKR tiếp theo.

6. OKR chỉ nên vượt qua một chút mức có thể đặt được

Như các bạn đã biết thì khi đặt mục tiêu chúng ta thường sẽ đặt trên ngưỡng năng lực bản thân cũng như doanh nghiệp. Việc làm này cũng có thể được xem là con dao 2 lưỡi.

Mục tiêu kinh doanh

Nếu như các mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có cơ sở thì sẽ giúp tạo ra thách thức, và người thực hiện có động lực làm việc hơn. Nhưng khi OKR thiếu thực tế thì chúng có thể khiến chúng ta bị nản chí.

7. Luôn cố gắng đạt tối thiểu 70% OKR

Sau khi phân tích về khả năng của bản thân cũng như doanh nghiệp chúng ta sẽ đặt ra thách thức đến mức không thể đạt được là 100%.

Đánh giá khối lượng cần phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó và sau đó tập chung toàn bộ năng lượng để thực hiện. Hãy luôn nhắc nhở bản thân mình là không bao giờ được từ bỏ và tối thiểu cần phải đạt được 70% đặt ra.

8. Đặt một mục tiêu rõ ràng

Hãy nghĩ tới về một lý do mà bạn muốn đạt được trong một mục tiêu cụ thể, việc làm này có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hay không? Chúng có thể cải thiện được chất lượng phục vụ khách hàng? Mục tiêu có thể khiến đội nhóm của bạn tiến về phía trước?

quy trình marketing

Mục tiêu cần đạt được

9. OKR cần phải được sở hữu

Một mục tiêu được đặt ra nó cần phải được gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức. Chúng ta sẽ không thể hoàn thành được bất kỳ công việc gì, nếu mục tiêu được đề ra một cách mơ hồ và không có người chịu trách nhiệm để thực hiện.

Khi thiết lập OKR chúng ta hãy tạo theo bậc đa cấp

  • Cấp độ cá nhân – thuộc sở hữu của một nhân viên
  • Cấp độ nhóm – thuộc sở hữu của người quản lý
  • Cấp độ công ty – thuộc sở hữu của đội ngũ quản lý CEO

10. Đánh giá thường xuyên

Mục tiêu có thể bị đi chệch hướng, để hướng tất cả mọi người vào một mục tiêu thì bạn hoặc doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá.

Mục tiêu đặt ra cần phải được đo lường, từ đó bạn có thể đánh giá được tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của từng thành viên trong nhóm.

Hãy tự đặt ra những thang điểm để đánh giá chất lượng công việc. 

11. Kiên định với mục tiêu đã đề ra.

Một điều kiện vô cùng quan trọng khi bạn thực hiện OKR đó là kiên định với mục tiêu mình đã đặt ra. Dù có gặp khó khăn hay trở ngại như thế nào bạn cũng cần phải vượt qua để hoàn thành mục tiêu của mình một cách tốt nhất có thể.

Bên trên là những cách giúp bạn có thể thiết lập được OKR phù hợp với bản thân, nhóm, doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn có thể tạo cho mình một bản kế hoạch hoàn chỉnh để tăng hiệu quả trong công việc