Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng đa phần mọi người đều đánh giá chất lượng của email thông qua tiêu đề của chúng.
Trên thực tế, có tới 47% các marketer nói rằng mình thường xuyên thay đổi tiêu đề email để tối ưu hiệu suất cho chiến dịch email marketing của mình. Đây chính là lý do giải thích tại sao việc chăm chút cho tiêu đề email quảng cáo để tăng tỷ lệ mở thư là rất quan trọng.
Tiêu đề email có thể là 1 phần nhỏ trong thông điệp mà bạn muốn truyền tải, nhưng đây lại là ấn tượng đầu tiên mà bạn mang tới người nhận. Và đây chính là tấm vé đặc biệt giúp email của bạn nổi bật trong hộp thư đến của khách hàng.
Bạn muốn khách hàng tiềm năng của mình mở mail, đọc hết toàn bộ nội dung và sau đó chuyển đổi? Toàn bộ những việc đó đều bắt đầu bằng việc đặt tiêu đề email. Dưới đây là 1 số mẹo, thủ thuật đặt tiêu đề email marketing giúp tăng khả năng tiếp cận tới khách hàng.
Nếu bạn muốn xây dựng kế hoạch quảng cáo thì nãy đọc bài viết này.
Mục lục
Trước khi chúng ta đi sâu vào từng mẹo tối ưu cách đặt tiêu đề email, hãy cùng CRMVIET tìm hiểu qua 1 vài nguyên tắc cơ bản giúp tạo nên một bức thư hấp dẫn. Dù cho mục tiêu cuối cùng của bạn là gì thì đây đều là những yếu tố thiết yếu mà người viết quảng cáo không thể bỏ qua:
Có 1 cụm từ đã được rất nhiều nhà quảng cáo sử dụng trong nhiều năm qua và vẫn có hiệu quả đó là “Hành động ngay!”. Mặc dù không khuyến khích bạn sử dụng 1 cách chính xác từ đó trong nội dung của mình, nhưng chúng tôi vẫn phải thừa nhận rằng việc sử dụng yếu tố “khẩn cấp”, “đáng sợ” trong tiêu đề email giúp tăng khả năng hành động của người đọc nhiều hơn.
Tuy nhiên, bạn sẽ không muốn thương hiệu của mình trở nên tiêu cực trong mắt khách hàng. Chính vì thế hãy sử dụng các dòng tiêu đề kiểu này 1 cách hạn chế và có chủ đích khi muốn kêu gọi hành động.
CrmViet là phần mềm quản lý khách hàng có tích hợp Email Automation
Đa phần các mẫu tiêu đề email hay hiện nay đều mang nội dung kiểu như: “Hãy mở mail này đi và bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nó”. Ngoài ra, 1 cách rất hiệu quả khác đó là mang tới sự bí hiểm, khơi gợi sự tò mò bản năng của người đọc. Bằng việc yêu cầu người đọc mở email để nhận thông tin có thể mang tới tín hiệu tích cực cho tỷ lệ CTR cao hơn. Hãy đảm bảo cách đặt tiêu đề email của bạn vừa đủ sự bí ẩn nhưng vẫn gắn liền với thương hiệu và đừng quá bị mập mờ để khỏi bị coi là spam.
Mọi người thường có xu hướng thích những thứ hay trải nghiệm mới mẻ, đặc biệt khi nó miễn phí hay ít nhất cũng được giảm giá. Hãy đưa ra những điều này ngay trong tiêu đề email gửi đi của bạn.
Cá nhân tác giả bài viết cũng thường có xu hướng mở những bức thư mà có đính kèm thêm các nội dung miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá.
Mỗi người trong danh sách khách hàng tiềm năng của bạn đều là duy nhất. Khi đó, mỗi bức thư bạn gửi cho họ cũng không thể dùng 1 mẫu chung được. Trong khi đó, cùng 1 thời điểm thì nhà quảng cáo cũng không thể nắm bắt được toàn bộ công việc, sở thích, thói quen của từng người. Thêm vào đó, bạn cũng không thể gửi từng email khác nhau đến với cả ngàn khách hàng trong tệp tiềm năng của mình được. Chính vì thế, khi gửi email cho khách hàng, bạn hãy làm cho bức thư của mình trông như được gửi cho cá nhân hơn là theo 1 nhóm người.
Khi 1 người đăng ký nhận bản tin email là bởi vì họ muốn được tiếp tục nhận thông báo, tìm hiểu về 1 chủ đề cụ thể nào đó vào lần sau. Tương tự như việc tạo sự thu hút, tò mò của độc giả, bạn hãy sáng tạo các tiêu đề email theo các chủ đề thịnh hành lúc bấy giờ đi kèm với thương hiệu doanh nghiệp để khiến người đọc buộc phải nhấp vào để đọc.
Xem thêm: 200 mẫu email gửi cho khách hàng ĐỘC ĐÁO giúp bạn sáng tạo
Có 1 sự thật là:
“Mỗi chúng ta đều có những thần tượng, người nổi tiếng mà mình ngưỡng mộ. Va khi bạn đã hiểu được về đặc điểm, sở thích của khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể khơi gợi sự thú vị trong họ bằng cách kèm theo tên của những người mà họ hâm mộ trong nội dung Email hay kể các trên tiêu đề“
Nhưng hãy chú ý là: Chiến lược này chỉ có tác dụng khi bạn cân đối hợp lý chúng với tên thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của mình. Hãy tạo ra sự liên quan và kết nối chúng 1 cách tự nhiên chứ không phải mang tính cưỡng ép.
Với việc mang tới phần tiêu đề email của bạn đi kèm với một thông điệp hấp dẫn về 1 câu chuyện nào và người dùng cần phải mở mail nếu muốn tìm hiểu thêm. Khi đó, hãy đảm bảo câu chuyện của bạn liên quan với thương hiệu. Nếu không kết quả là người đọc sẽ cảm thấy bối rối và sẽ bỏ qua email của bạn.
Một tiêu đề email quá dài sẽ làm giảm khả năng hiển thị, nhất là trên thiết bị di động. Và với tỷ lệ mở email trên di động trung bình là 77%, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng tiêu đề email dưới 50 ký tự để đảm bảo người đọc có thể theo dõi được toàn bộ tiêu đề email.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc viết các tiêu đề ngắn gọn, thì hãy nghĩ tới việc loại bỏ các từ ngữ không cần thiết hay các chi tiết không quan trọng. Ví dụ nếu bạn gửi yêu cầu xác nhận thay thì gửi “Đơn hàng số #9876483629434 đã được xác nhận” thì có thể sử dụng mẫu “Đơn hàng của bạn đã được xác nhận”
Một điểm nữa dành cho hầu hết các lỗi khi gửi thư đó là bạn không nên dùng các từ như: “bản tin”, “cập nhật” ở tiêu đều email. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những từ đó là giảm tỷ lệ CTR vì khách hàng nghĩ rằng đây là 1 nhóm nhiều bài viết và họ có thể đọc lại vào lần sau.
Việc sử dụng tên quen thuộc này khác với việc dùng tên người nổi tiếng đã nói ở trên. Khi bạn cài đặt tên người gửi email, hãy đặt trên phổ biến, quen thuộc nhất có thể. Ví dụ như với tên tuongnm@crmviet.vn sẽ thu hút và tạo thiện cảm hơn cho khách hàng khi mở mail.
Nếu như bạn đã có cuộc gặp mặt với khách hàng trước đó, hãy sử dụng tên của mình để liên lạc lại với họ thay vì dùng địa chỉ mail của công ty. Nguyên nhân là bởi con người có xu hướng muốn làm làm việc trực tiếp với 1 cá nhân cụ thể hơn là toàn bộ doanh nghiệp chung chung.
Khi mà người gửi mail đến từ 1 địa chỉ mà bạn không muốn nhận thì việc đặt tiêu đề email hấp dẫn hay không thì cũng không còn quan trọng nữa. Về cơ bản, mọi người đều rất bận rộn và họ sẽ không để ý tới bạn không giống như 1 người có thể dễ dàng trò chuyện.
Nhờ có 1 lượng lớn email spam được gửi đi mỗi ngày mà giờ đây, mọi người đều khá chần chừ trong việc mở mail từ 1 người xa lạ. Thậm chí, một vài bức thư gửi đến mang ngôn ngữ cứng nhắc như được lập trình sẵn nữa. Hãy nghĩ về việc khi bạn gọi điện đến công ty nhưng lại không gặp được người thực mà chỉ là hệ thống trả lời tự động. Khá khó chịu phải không? Điều này cũng đúng với email.
Đừng bao giờ sử dụng tên dạng noreply@company.com. Nó không chỉ làm cho bức thư trở nên máy móc hơn và còn thúc đẩy người dùng cho email đó vào hòm thư rác.
Bạn còn nhớ về việc cá nhân hóa đã được đề cập trước đó chứ? Sử dụng các dấu hiệu giúp cá biệt hóa như họ tên, dại chỉ ở dòng tiêu đề sẽ mang tới cho người nhận cảm giác thân thuộc. Mọi người đều thích việc tên của mình được mọi người công nhận. Theo nghiên cứu, tiêu đề email ấn tượng mà có chứa tên người nhận sẽ có tỷ lệ CTR cao hơn so với những mail không có.
Một chiến lược cá biệt hóa người nhận đó là đề cập tới vị trí địa điểm ngay trên phần viết tiêu đề email. Đây là những vị trí, địa điểm có liên quan tới người nhận mail để gợi lên sự thân quen của người nhận từ đó góp phần tăng tỷ lệ mở email.
Hãy chú ý là bạn đừng quá lạm dụng vào việc cá nhân hóa người nhận ở đây. Hãy sử dụng 1 chút nhưng thật tinh tế để khiến KH cảm thấy bạn có hiểu biết nhất định về họ hơn chỉ là 1 địa chỉ email.
Đa phần khi gửi email tới danh sách khách hàng tiềm năng thì cùng 1 nội dung sẽ liên quan với hữu ích với 1 số người và 1 số người thì không. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và nhầm lẫn. Đơn cử như tại sao 1 nhà hàng lại gửi email giới thiệu món thịt bò bít tết mới của quán tới 1 khách hàng là người ăn chay vậy.
Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng bằng cách sử dụng thông tin từ chính hàng động của khách hàng thông qua mẫu form khảo sát. Tùy thuộc vào lĩnh vực, sở thích của người dùng mà các mẫu email marketing bạn sử dụng cũng sẽ được tối ưu hóa tới từng nhóm khách hàng khác nhau.
Tiêu đề Email chính là lời cam kết của người gửi tới độc giả của mình về nội dung bạn sẽ truyền tải trong bài viết. Hãy đảm bảo rằng bạn đã làm đúng với cam kết của mình đó là không cố gắng để khách hàng mở mail bằng cách đưa ra những câu nói sai lệch. Điều này sẽ làm người đọc cảm thấy khó chịu, nghi ngờ. Và các lần gửi sau họ sẽ không còn tin bạn nữa kéo theo tỷ lệ mở mail sẽ là vô cùng thấp.
Trong 1 số trường hợp, hãy đặt tiêu đề email để thông báo về nội dung bên trong mail đã sẵn sàng phục vụ độc giả. Ví dụ như khi người dùng tải tài liệu và khi gửi thư xác nhận bạn nên viết tiêu đề email của mình là: “Tài liệu của bạn đã sẵn sàng” hay “Cuốn Ebook đang chờ bạn!”.
Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn chỉ đặt 1 tiêu đề “Cảm ơn” nhàm chán. Hãy để khách hàng biết rõ được điều gì đang chờ đợi họ bên trong bức thư.
Gửi 1 bức thư điện tử vào đúng thời điểm cùng đánh đúng tiêu đề email có thể tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ người mở mail. Ví dụ như khi 1 mẫu Email marketing được gửi vào lúc 18h45 với tiêu đề “Uống bia ở đâu bây giờ” sẽ mang tới 1 kết quả bạn không ngờ đó. Bằng cách việc gửi email vào đúng thời điểm, bạn sẽ có cơ hội được mở mail cao hơn cùng với đó là tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ ấn tượng hơn rất nhiều.
Xem thêm: Hướng dẫn làm Email marketing HIỆU QUẢ từ A – Z
Hãy lưu ý rằng mọi người thường lướt hòm thư của mình rất nhanh. Cho nên một tiêu đề email ấn tượng càng rõ ràng, súc tích thì càng có cơ hội thu hút người dùng. Thực tế cũng chỉ ra rằng người dùng thích những dòng tiêu đề email ngắn gọn và súc tích hơn là cả câu văn phức tạp, hoa mỹ.
Khi bạn tối ưu tiêu đề cho email của mình, đầu tiên hãy nghĩ tới những lợi ích mà họ sẽ nhận được trước đã. Bạn sẽ muốn nêu bật những lợi ích này càng rõ ràng càng tốt. Ví dụ như tiêu đề “Tăng tỷ lệ mở email của bạn lên 50% ngay hôm nay” sẽ thu hút hơn là tiêu đề “Cách làm tăng tỷ lệ mở email”.
Tiêu đề email cũng tương tự như lời kêu gọi hành động và bạn sẽ muốn truyền cảm hứng để mọi người click vào nhiều hơn. Cách viết tiêu đề email quảng cáo mà sử dụng động từ có tính định hướng hành động thường mang tới nhiều sự phấn khích hơn. Email cũng sẽ trở nên được KH click vào nhiều hơn khi bạn thêm các động từ mạnh mẽ, sôi động vào phần mở đầu.
Đặt tiêu đề email mang tính hành động sẽ truyền động lực để khiến người dùng mở thư nhiều hơn bằng cách dần đưa tới yếu tố khẩn cấp và phấn khích.
Tâm lý độc quyền là 1 loại năng lượng quyền lực. Khi khách hàng cảm thấy mình là trung tâm sẽ mang tới cho họ cảm xúc bị phụ thuộc. Từ đó, họ sẽ dần nảy sinh lòng trung thành cũng như tự nguyện phản hồi tích cực với mỗi email bạn gửi tới.
Một vài từ có thể giúp người đọc cảm thấy trở nên đặc biệt và mang lại hiệu ứng tích cực có thể kể tới như:
“Thân gửi khách hàng”
“Món quà đặc biệt dành riêng cho bạn”
“Món quà của tôi dành cho bạn”
“Bạn đã được mời”
Có 1 cụm từ phổ biến đối với rất nhiều người trong chúng ta làm gợi nhớ đến các mẫu quảng cáo cổ điển đó là: “Hành động ngay!”
Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng ngôn từ chính xác như vậy trong nội dung email. Đồng ý rằng việc truyền tải thông điệp khẩn cấp và khan hiếm tại tiêu đề email có thể thúc đẩy người đọc hành động nhưng nó phải được sử dụng 1 cách đầy sáng tạo và có chiến lược cụ thể.
Rất nhiều doanh nghiệp đã gửi những mẫu email với phần tiêu đề mơ hồ, không rõ ràng. Đây cũng chính là lý do vì sao việc dùng các con số, dữ liệu cụ thể là cách tuyệt vời để email của doanh nghiệp được chú ý. Thể hiện thông điệp rõ ràng, đơn giản, đi thẳng vào vấn đề là cách tốt nhất để có được tiêu đề email cuốn hút.
Đặt câu hỏi trên phần tiêu đề có thể giúp kích thích người đọc hơn về nội dung của bức thư. Đặc biệt, nếu câu hỏi đó có liên quan tới khách hàng hàng tiềm năng của bạn. Đây là 1 trong số rất nhiều cách để khơi gợi sự tò mò mà CRMVIET đã đề cập trước đó.
Ví dụ, bạn có thể thử một số tiêu đề như: “Có phải bạn đang mắc phải những lỗi SEO sau đây?” hay “Bạn có biết trang web của mình đang làm gì sai?”
Zillow trong 1 lần đã gửi 1 bức thư với tiêu đề “Bạn có đủ khả năng chi trả?” trong đó điều hướng tới website về cho thuê căn hộ. Một dòng tiêu đề email như vậy vừa mang tính khích lệ vừa gợi lên tính cạnh tranh về cơ hội được sở hữu căn hộ đó.
Một ví dụ khác đến từ DocuSign. Họ đã gửi một email vào cuối của quá trình nuôi dưỡng khách hàng với tiêu đề “Khách hàng của bạn đang nói nhưng gì”. Phần thân email sau đó là toàn bộ các ví dụ thực tế để lôi kéo người dùng tiếp cận gần hơn tới sản phẩm của DocuSign. Đây là 1 bước đi khôn ngoan để khiến khách hàng tiềm năng tiếp tục đi sâu hơn vào phễu bán hàng của doanh nghiệp.
Đa số mọi người đều thích sự vui vẻ, hài hước. Đây là 1 cách rất tốt để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng và thêm gia vị cho emails của bạn. Một ví dụ về cách viết tiêu đề email hấp dẫn mang tính giải trí có thể kể tới như: “Vùng đất cho kẻ lang thang – Đặt ngay để có giá tốt”.
Nếu bạn không phải là người hài hước, hãy đưa 1 vài chi tiết nhỏ vào bên trong email của mình mỗi khi thích hợp. Tuy nhiên đừng có lạm dụng nó quá và hãy nhớ nguyên tắc: Nếu bạn nghi ngờ, hãy hỏi ngay đồng nghiệp.
Một dòng tiêu đề email với nội dung: “MỞ MAIL NGAY ĐỂ NHẬN BẢN DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” hay “Mã giảm giá 50% chỉ trong hôm nay!!!!!!!!” sẽ không kích thích người dùng mở email. Trên thực tế, hầu hết những email này đều sẽ bị lờ đi.
Tại sao ư? Tâm lý mọi người đều không muốn bị la hét vào mặt. Và việc sử dụng toàn bộ chữ hoa hay quá nhiều dấu than có thể khiến người đọc hiểu sai ý. Theo nghiên cứu của tập đoàn Radicati cho thấy, trên 85% người trả lời thích tiêu đề bằng chữ thường hơn là được in hoa toàn bộ.
Phương thức này không chỉ khiến bạn trong trở nên thô lỗ mà còn làm bức email trở nên giống với spam hơn. Thay vì việc bạn sử dụng chiến lược khó chịu này để làm nổi bật trên danh sách thư tới của khách hàng thì bạn hãy thử cách khác biệt hóa khác với nội dung liên quan, ngôn từ cuốn hút và thú vị.
Dưới đây là ví dụ một tiêu đề sẽ nhanh chóng được người dùng cho vào hòm thư rác: “Bạn muốn 1 giải pháp nhanh chóng? Hành động ngay!”
Giải pháp nhanh chóng tức thời không phải là vấn đề của ví dụ trên. Nó cũng không nằm ở cụm từ “Hành động ngay!” mặc dù những cụm từ trên trông có vẻ giống với 1 bức email spam.
Thực tế cho thấy, có 1 quy tắc mang tên PLING_QUERY của máy chủ Apache đánh dấu những email mà có chứa cả dấu hỏi lẫn dấu chấm than ở phần tiêu đề là email spam. Mẫu tiêu đề phía trên là 1 ví dụ điển hình.
Cách viết tiêu đề email marketing bao gồm cả dấu “?” và “!” cũng làm người đọc vì thế mà xa lánh bức thư của bạn. Đặt câu hỏi ngay ngay đâu tiêu đề là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Và bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng biết khách hàng của họ làm tốt hơn thế nhiều.
Văn bản xem trước về mặt lý thuyết thì không nằm trên tiêu đề của email. Nó xuất hiện ngay bên phải cạnh với tiêu đề và cũng rất cần thiết để bạn chú ý.
Văn bản xem trước cung cấp cho người đọc 1 cái nhìn qua về nội dung bên trong bức thư. Các nhà cung cấp dịch vụ email như iPhone Mail, Gmail, Outlook sẽ hiển thị ngay cạnh với phần tiêu đề. Bạn có thể chỉnh chính xác số lượng text hiển thị trong phần cài đặt email.
Nếu bạn không tự mình đặt văn bản xem trước thì ứng dụng sẽ tự động bắt nội dung bất kỳ của email. Điều này có thể tạo ra sự lộn xộn tùy thuộc vào nội dung email và sẽ làm lãng phí cơ hội để tiếp cận với khách hàng.
Mặc dù những thủ thuật được nêu trên đây hoạt động đúng với hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ khi mà 1 mẫu tiêu đề email hoạt động tốt với doanh nghiệp này nhưng lại kém hiệu quả với DN khác. Đó là lúc bạn cần tới A/B testing.
Bạn cũng có thể dựa vào kinh nghiệm và trực giác của mình để dự đoán được phần nào mẫu tiêu đề email này có nhiều người sẽ click vào không. Nhưng bạn vẫn luôn cần tới A/B testing để tìm ra dòng tiêu đề tốt nhất cũng tối ưu liên tục mẫu tiêu đề của mình. Thông qua đó, bạn sẽ dần tìm ra điều gì là phù hợp nhất với khách hàng của bạn: Tiêu đề nên dài hay ngắn, có thêm cho thêm chữ số, tiêu đề email nên dạng mệnh đề hay đặt câu hỏi…
Kết lại nếu email bạn gửi vẫn chưa đạt được tỷ lệ mở mong muốn dù cho nội dung của bạn là rất tuyệt vời. Khi đó, hãy chứng minh cho khách hàng thấy bằng 19 cách viết tiêu đề email hấp dẫn của CRMVIET.
Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm 1 giải pháp Email Marketing Automation để giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp cận khách hàng tiềm năng thì CRMVIET sẽ là 1 lựa chọn sáng giá dành cho doanh nghiệp.
Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký thêm về phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng sử dụng Email Automation Marketing tại đây: