Contact Us

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Categories
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có bao giờ bạn thắc mắc, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì chưa?

Đến hiện nay, khái niệm đó vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Nhưng lại có một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý mà bạn cần biết.

I. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Có thể hiểu: “Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiến lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác, là sức sản xuất ra thị thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Qua khái niệm trên, có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là một chỉ tiêu đơn thuần mà mang tính tổng hợp của nhiều tiêu chí để cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp hay cho từng doanh nghiệp.

II. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Như chúng ta biết: Cạnh tranh là một biểu hiện đặc trưng của kinh tế hàng hóa. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường và sau đó tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Vai trò của năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Vai trò của năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Cạnh tranh có 3 vai trò chính:

  • Chỉ khi nền kinh tế có sự cạnh tranh thực sự thì các doanh nghiệp mới cơ sự đầu tư nhằm nâng cao sự cạnh tranh. Nhờ đó sản phẩm hàng hóa ngày càng được đa dạng, phong phú, chất lượng hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng. Đó chính là tầm quan trọng của cạnh tranh đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.
  • Có cạnh tranh, hàng hóa sẽ chất lượng hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, đa dạng hơn, dễ dàng đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và phù hơp với túi tiền và sở thích. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ trước và sau bán hàng. Đây là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được từ cạnh tranh.
  • Hơn nữa, cạnh tranh cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để tồn tại thì các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Nhờ đó tình hình sản xuất của đất nước được phát triển.

Tóm lại, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính là động lược thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Đây chính là yếu tố bên trong của mỗi doanh nghiệp cần làm để nâng cao sức cạnh tranh.

Tóm lại, sự cạnh tranh được tóm gọn qua 6 yếu tố:

  1. Nguồn lực tài chính
  2. Con người
  3. Thương hiệu
  4. Trình độ quản lý tổ chức, điều hành
  5. Marketing
  6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ

Nguồn lực tài chính

Tài chính là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có đầu tiên. Vì không có vốn thì không thể thành lập doanh nghiệp, không thể tiến hành hoạt động sản xuất.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp qua yếu tố tài chính

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp qua yếu tố tài chính

Một doanh nghiệp cần có nguồn vốn dồi dào, luôn phải đảm bảo huy động được nguồn vốn trong những trường hợp cần thiết. Phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và hách toán chi phí rõ ràng.

Trong yếu tố này có các nhóm chỉ tiêu mà cần chú ý sau:

  • Chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn
  • Khả năng thanh toán nhanh
  • Khả năng thanh toán ngắn hạn
  • Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
  • Tỷ suất lợi nhuận/vốn tự có

Con người

Dù là lĩnh vực gì thì con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định ưu thế cạnh tranh. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại (cung ứng các dịch vụ cho khách hàng hiệu quả nhất)

Yếu tố con người tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Yếu tố con người tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nguồn lực con người được thể hiện qua số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp (trình độ học vấn, tay nghề, sức khỏe, văn hóa). Doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, từ đó nâng cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thương hiệu

Được đánh giá là sức mạnh cạnh tranh vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Thương hiệu có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Thương hiệu ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Thương hiệu ảnh hưởng thế nào đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Để có được thương hiệu, doanh nghiệp cần làm việc lâu dài và liên tục. Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận là cả một thành công. Nếu làm được thì đây là lợi thế canh tranh lớn mà đối thủ khó có thể có được.

Trình độ quản lý tổ chức, điều hành

Là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổ chức tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban lãnh đạo giỏi (có tâm, có tài).

Năng lực cạnh tranh của lãnh đạo tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của lãnh đạo tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Ban tổ chức của một lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là bộ phận điều hành nắm giữ toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, đường lối chính sách, đánh giá mọi hoạt động của các phòng ban để đưa toàn bộ hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao nhất.

Tham khảo công cụ quản lý nhân viên với khách hàng để kiểm soát hoạt động doanh nghiệp tại: https://crmviet.vn

Nhìn chung, người lãnh đạo giỏi là người có:

  • kỹ năng chuyên môn,
  • Kỹ năng quan hệ với con người,
  • Hiểu và biết thu phục lòng người,
  • Có kỹ năng nhận thức chiến lược,
  • Nhạy cảm với sự thay đổi môi trường kinh doanh

Hơn nữa, để hoạt động tổ chức quản lý tốt thì vấn đề tiếp theo cần lưu ý là phương pháp quản lý điều hành sản xuất. Tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất cần có hệ thống tổ chức gọn nhẹ. Một tổ chức như thế cần tí cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi.

Marketing

Hoạt động marketing trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hoạt động marketing tốt cần phải làm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua yếu tố marketing

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua yếu tố marketing

Một hoạt động marketing của doanh nghiệp có chất lượng càng cao, phạm vi càng rộng thì lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng lớn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ có thể coi là bí mật cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nhưng đồng thời cũng cần đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp có đủ trình độ để kiểm soát công nghệ.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua yếu tố công nghệ

Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua yếu tố công nghệ

Để đánh giá về yếu tố công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần đánh giá về:

  • Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới
  • Mức độ hiện đại của công nghệ

IV. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành

Tình hình năng lực cạnh tranh trong một ngành là khả năng thay thế lẫn nhau trong một nhóm công ty sản xuất những sản phẩm giống nhau, thay thế cho nhau một cách dễ dàng. Nó phụ thuộc vào 5 yếu tố cơ bản. 5 yếu tố này sẽ quyết định đến lợi nhuận tiềm năng của công ty trong ngành.

4.1 Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường

Những doanh nghiệp mới khi gia nhập thị trường sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh và thường làm giảm lợi nhuận ngành.

4.2 Hàng rào chống gia nhập thị trường

  • Lợi thế quy mô kinh tế,
  • Những sự khác biệt về sản phẩm,
  • Yêu cầu về vốn,
  • Chi phí chuyển đổi của khách hàng
  • Sự tiếp cận của các kênh phân phối

4.3 Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành

Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành cảm thấy áp lực, sự đe dọa từ các dối thủ khác.

4.4 Cường độ cạnh tranh trong một ngành

Là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí sản xuất sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, rào cả rút lui cao.

4.5 Nguy cơ đến từ sản phẩm, dịch vụ thay thế

Tất cả các công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế.

Kết bài 

Hy vọng với những kiến thức mà CRMVIET mang đến sẽ giúp ích trong công việc của bạn.