Contact Us

Sales strategy và những cách xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả

Categories
CrmViet - Các bước xây dựng Sales strategy

CrmViet - Các bước xây dựng Sales strategy

KPIs, doanh số và chạy doanh số là những thứ luôn đeo bám bất cứ nhân viên kinh doanh nào. Sales strategy ra đời cũng vì lý do này.

Không chỉ giúp ích cho nhân viên kinh doanh, nhà quản lý cũng nên nắm rõ  sales strategy. Bạn vừa có thể giám sát, vừa hỗ trợ nhân viên kinh doanh của mình.

Bài viết này CrmViet sẽ cùng bạn tìm hiểu và cách thức cho một sales strategy hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Khái niệm và sự cần thiết của sales strategy

1.1. Sales strategy là gì?

Tên tiếng việt của sales strategy là chiến lược bán hàng. Nó ám chỉ các kế hoạch của doanh nghiệp hoặc cá nhân để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ để tăng lợi nhuận.

Thông thường, chiến lược bán hàng thường được phát triển bởi nhà quản trị, cùng với các quản lý: bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng…

1.2. Sự cần thiết của chiến lược bán hàng

Chiến lược bán hàng – khác hoàn toàn với việc chạy doanh số. Nhiều đơn vị cho rằng sales strategy là chiến lược chạy doanh số. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Trước khi mua hàng, khách hàng tiềm năng thường phải trải qua các giai đoạn khác. Từ nhận biết thương hiệu, đến xem xét, đánh giá rồi mới quyết định mua hàng. Nếu không xây dựng các chiến lược cụ thể, bạn sẽ bù đầu với các vấn đề phát sinh liên quan.

Xem thêm: Xây dựng kịch bản nói chuyện với khách hàng

Nhà quản lý cũng chẳng thể đánh giá hiệu quả sale. Cũng khó đo lường để tối ưu trong tương lai. Trong khi nhân viên cần chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả các chiến dịch bán hàng của mình.

2. Những bước quan trọng để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả

Để xây dựng một sales strategy, cá nhân hoặc người quản lý đều cần thực hiện các bước quan trọng dưới đây.

CrmViet - Các bước xây dựng Sales strategy

CrmViet – Các bước xây dựng Sales strategy

2.1. Xác định các mục tiêu của chiến lược

Đây là điều quan trọng nhất. Mỗi kế hoạch, mục tiêu đều phải cụ thể hóa và đo lường được. Bởi nếu không, chiến lược dã thất bại ngay từ bước đầu tiên này. 

Một mục tiêu chung chung, sẽ chỉ có những kết quả chung chung mà thôi.

2.2. Phác thảo cơ bản kế hoạch hành động

Để đạt được kết quả cuối cùng, có rất nhiều cách thực hiện. Tùy từng doanh nghiệp, hoặc cá nhân mà có những kế hoạch hành động khác nhau.

Cách tốt nhất là “truy ngược” nghĩa là đi từ kết quả cuối cùng trước. Truy ngược dần, đến khi nào cụ thể, rõ ràng các việc cần làm thì tạm dừng lại.

Ví dụ, để có 1000 khách mua hàng, cần có 3000-5000 khách hàng tiềm năng. Và cần tiếp cận đến khoảng 15.000 – 20.000 người….

2.3. Phân chia các phần công việc

Rất khó đẻ một mình triển khai tất cả mọi việc. Đặc biệt nếu bạn là quản lý, hoặc lãnh đạo.

Một kế hoạch thành công sẽ cần sự góp sức của các bên liên quan. Marketing phụ trách PR, truyền thông, Sale phụ trách tư vấn bán hàng. Trong khi, support là đội ngũ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng phía sau.

Tùy vào mục đích cũng như loại sales strategy mà cần đến sự phối hợp các phòng ban khan nhau.

2.4. Triển khai, tối ưu, và lặp lại.

Chiến lược bán hàng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được triển khai thực tế.

Tuy nhiên, kế hoạch trên giấy khác toàn toàn với thực tế triển khai,

Đó là lý do bạn sẽ phải liên tục sửa, sửa và tôi ưu hơn,

Đây cũng là cách duy nhất để kiểm tra những thứ trên giấy và thực tế. Để đánh giá những gì bạn nghĩ và thực tế triển khai.

2.5. Phân tích kết quả đạt được, rút kinh nghiệm

Đây cũng là bước quan trọng trong mỗi sales strategy. Nó sẽ giúp bạn triển khai các chiến lược doanh số lần sau tối ưu và thành công hơn

3. Phân biệt sales strategy và sales tactic

Sales tactic – Chiến thuật sale. Đây đơn giản chỉ là các hành động cụ thể để hiện thực hóa sales strategy mà thôi.

Xem thêm: nghệ thuật chốt sales khiến khách hàng không thể từ chối

Quy tắc như sau:

Business goal decides Business target decides Business Strategy decides Sales/ Marketing strategy decides Sales/ Marketing tactic decides Sales/ Marketing action.

4. Tổng kết về sales strategy

Như vậy, CRMViet đã giúp bạn nghiên cứu và xây dựng các chiến lược kinh doanh (sales strategy) hiệu quả.

Bằng những bước cơ bản trên, hy vọng bạn có thể áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về kiến thức kinh doanh từ CrmViet. Hoặc nếu cần phần mềm quản lý khách hàng, bạn có thể truy cập trang chủ CrmViet để tìm thêm thông tin: https://crmviet.vn

Hidden Content