Contact Us

Ưu – Nhược điểm của phương pháp đánh giá KPI

Nguyên tắc đánh giá KPI

Nguyên tắc đánh giá KPI

Việc áp dụng phương pháp đánh giá KPI cho nhân viên tại các doanh nghiệp đang rất phổ biến. Nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng phương pháp đánh giá nhân viên qua chỉ số KPI như vậy?

Trong bài viết này, cùng CRMVIET tìm hiểu về phương pháp đánh giá KPI.

1. Ưu – Nhược điểm của phương pháp đánh giá nhân viên theo KPI

Trong quản lý doanh nghiệp, bất kỳ một phương pháp nào đều tồn tại cả 2 mặt. Phương pháp đánh giá  nhân viên theo KPI cũng không ngoại lệ.

1.1 Ưu điểm của phương pháp đánh giá theo KPI

  • Chỉ số KPI do phòng ban tự xây dựng cho bộ phận mình sẽ có tính khả thi cao và thể hiện rõ nét chức năng của từng bộ phận.
  • Phương pháp đánh giá KPI này giúp cho việc thiết lập và đạt được mục tiêu chiến lược thông qua việc xây dựng các mục tiêu cụ thể.
Ưu điểm của phương pháp đánh giá KPI

Ưu điểm của phương pháp đánh giá KPI

  • Các nhà quản lý có thể theo dõi các chỉ số trọng yếu để đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm có đạt được mục tiêu kinh doanh. thậm chí là chi tiết hiệu quả đó tăng – giảm như thế nào.
  • So sánh hiệu quả giữa các nhân viên, các nhóm trong công ty với nhau.
  • Đặc biệt, mỗi bộ phận trong công ty cũng thiết lập các chỉ số KPI để hỗ trợ đạt mục tiêu chung của công ty. Dữ liệu về mức độ hiệu quả của từng bộ phận được tổng hợp từ đó hình thành nên mức độ hiệu quả hoàn thành KPI của cả công ty.
  • Tùy vào mục tiêu và chiến lược mà một doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chỉ số KPI cho các lĩnh vực hoạt động. Các chỉ số này có thể liên quan đến hiệu quả tài chính, thị trường cạnh tranh, liên quan đến quản lý nhân sự hay là chất lượng văn hóa môi trường làm việc.

1.2 Nhược điểm của phương pháp đánh giá theo KPI

Nhược điểm của phương pháp đánh giá KPI

Nhược điểm của phương pháp đánh giá KPI

Dựa theo 2 cách lập kế hoạch đánh giá KPI sẽ có những nhược điểm riêng:

Trưởng bộ phận hoặc quản lý

  • Xây dựng hệ thống KPI cần có sự kiểm định, đánh giá của những nhà chuyên môn có hiểu biết về công việc của từng bộ phận, phòng ban.

Bộ phận chuyên trách hoặc các nhà chuyên môn

  • Với bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, các nhà chuyên môn phải đảm bảo tính khách quan, khoa học.

Xem thêm: Mẫu KPI cho cá nhân và từng bộ phận

2. Một số đặc điểm của phương pháp đánh giá nhân viên theo KPI

  • Là các chỉ số đánh giá phi tài chính
  • Được đánh giá thường xuyên
  • Chịu sự tác động bởi giám đốc điều hành và cán bộ cấp cao
  • Gắn trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc từng nhóm
  • Đòi hỏi nhân viên phải hiểu chỉ số
  • Có ảnh hưởng đến các yếu tố thành công trọng yếu
  • Có tác động tích cực đến các chỉ số đo lường hiệu suất

2.1 Đối tượng áp dụng

Mọi lĩnh vực kinh doanh đều có các chỉ số cụ thể cần được theo dõi, đo lường và phân tích. Vì vậy, phương pháp đánh giá KPI có thể áp dụng ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Nó có thể dùng để đo lường hiệu suất tại nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp (kinh doanh, Marketing, nhân sự, tài chính và kế toán).

  • Có thể áp dụng ở các cấp độ chung của tổ chức và quá trình chức năng hỗ trợ
  • KPI áp dụng cho quá trình chức năng
  • KPI áp dụng cho quá trình chung ở cấp độ tổ chức, doanh nghiệp

3. Nguyên tắc đánh giá KPI

Để đánh giá được một KPI cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART. SMART là nguyên tắc giúp xác định các tiêu chí đô lường hiệu quả của KPIs cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc đánh giá KPI

Nguyên tắc đánh giá KPI

S – Specific: cụ thể, dễ hiểu. Chỉ tiêu cần phải cụ thể vì nó là hành động hướng tới tương lai.

M – Measurable: đo lường được. Chỉ tiêu cần phải được lượng hóa để có thể theo dõi và so sánh kết quả với nhau qua từng thời kỳ.

A – Achievable: vừa sức. Chỉ tiêu phải có tính thách thức cố gắng. chứ đừng đặt chỉ tiêu không thể thực hiện được.

R – Relevant: thực tế. là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng giữa khả năng thực hiện và nguồn lực của doanh nghiệp.

T – Time: Có thời gian. mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không thời gian thực hiện sẽ bị trì hoãn. Nên đặt ra một thời gian hợp lý để thực hiện mục tiêu và dành thời gian cho các hạng mục khác.

Đó là lý giải cho nguyên tắc SMART để thiết lập nguyên tắc đánh giá KPI. Qua nguyên tắc này có thể lý giải một cách dễ hiểu hơn là trả lời cho 5 câu hỏi

  • Mục tiêu đặt ra có cụ thể không ?
  • Bạn có thể đánh giá tiến trình đạt được mục tiêu đó ?
  • Liệu mục tiêu đó có thực thế, có đạt được không ?
  • Mục tiêu có liên quan đến doanh nghiệp ?
  • Thời gian để đạt được mục tiêu là bao lâu ?

4. KẾT LUẬN

Qua bài viết này, CRMVIET đã đưa ra tổng quan nhất về phương pháp đánh giá KPI để đo lượng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Nếu bạn có mong muốn tìm một phần mềm có tính năng KPI để quản lý nhân viên mà cũng có thể chăm sóc cho khách hàng chuyên nghiệp hãy tham khảo PHẦN MỀM CRM của CRMVIET.