Một doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể phát triển và dễ dàng đạt được những mục tiêu đề ra thì cần phải hiểu rõ, phân loại và tập trung vào những mục tiêu mà chúng ta cần ưu tiên trước.
Để tất cả cùng hướng tới một mục tiêu thống nhất là điều không hề dễ. Lúc này con người đã đưa ra khái niệm về OKR việc thiết lập mục tiêu và theo dõi hiệu suất thực hiện công việc một các hiệu quả nhất.
Mục lục
OKR (viết tắt của cụm từ: Objective Key Result) là quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ tạo ra các khuôn khổ để xác định và theo tiến trình cũng như kết quả làm việc.
Được sử dụng đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào năm 1970, sau đó đã được rất nhiều những ông lớn Zynga, Google, Linkedin… áp dụng cho các bộ phận phòng ban của mình, nhằm kết nối các tổ chức, thành viên trong doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu thành công một cách rõ ràng.
OKR được thiết lập dựa vào hai câu hỏi đó là:
OKR nhằm xác định các doanh nghiệp, đội nhóm, cá nhân “mục tiêu” có thể đo lường được cùng một “ kết quả then chốt” từ đó có thể tạo ra được một khuôn khổ về tư duy, kỷ luật thường xuyên nhằm đảm bảo mọi người có thể tập trung làm việc cùng nhau.
Tường được hiểu là một mô hình quản lý mục tiêu doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn được xây dựng trên một hệ thống niềm tin. 4 nguyên lý hoạt động của OKR đó là:
Tham vọng: Mục tiêu khi được đặt ra cần phải cao hơn ngưỡng năng lực của doanh nghiệp, bản thân. Việc làm này sẽ giúp chúng ta có động lực phát triển mạnh mẽ hơn.
Đo lường: Những kết quả then chốt để đánh giá OKR cần phải đo lường được
Minh bạch: Tất cả những người như thực tập sinh, chủ tịch, giám đốc, nhân viên…nếu đã được cơ cấu vào một mục tiêu thì đều có thể theo dõi được chỉ số OKR
Hiệu suất: Không được sử dụng OKR để có thể đánh giá năng suất làm việc của doanh nghiệp hoặc nhân viên.
Lợi ích khi sử dụng OKR
Thực tế cho thấy khi áp dụng khái niệm OKR vào bên trong doanh nghiệp của mình đúng cách đều cho thấy những dấu hiệu vô cùng tích cực. Có thể kể đến 6 lợi ích sau đây khi áp dụng OKR.
Khác với việc quản trị thông qua KPI là mạch ai người đấy làm. OKR giúp các thành viên có thể liên kết với nhau, tạo ra sự minh bạch và thúc đẩy việc trao đổi chuyên môn, khi mà mọi người đều hướng tới một mục tiêu duy nhất.
Rất nhiều các bạn nhân viên khi làm việc thường bị mất phương hướng, không biết hàng ngày mình lên văn phòng để làm công việc gì. Tuy nhiên, khi áp dụng OKR trong công việc thì nhân viên sẽ định hướng rõ ràng hơn, qua đó cải thiện hiệu suất lao động.
Trong cuộc sống, những người có chung một mục tiêu họ thường tìm đến với nhau và cùng liên kết lại. OKR giúp nhân viên trong công ty gắn kết với nhau, cùng nhau làm việc luôn hàm chứa một ý nghĩa nhất định.
Vào một thời điểm nào đó chúng ta sẽ có những công việc cần phải ưu tiên tập trung cao độ .Lúc này OKR sẽ giúp bạn xác định đâu là ưu tiên hàng đầu, loại bỏ những công việc không quan trọng làm xao nhãng sự tập trung
Định hướng mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp một cách chuẩn xác, từ đó có thể giúp doanh nghiệp không thể chệch bánh.
Tiêu chí đầu tiên của kết quả then chốt đó là khả năng đo lường. Tiến độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể phản ánh chính xác, đầy đủ thông qua các con số.
Triển khai mục tiêu theo OKR
Doanh nghiệp khi triển khai OKR cần xây dựng riêng cho từng yếu tố sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Các thang điểm đánh giá OKR có thể được cá nhân hoặc doanh nghiệp quy định. Ở ví dụ sau đây thì chúng ta sẽ lựa chọn mức thang điểm là từ 0 đến 100. Trong đó 0 điểm là phần mục tiêu không hoàn thành, từ 60-99 có thể được xem là chúng ta đang đi đúng hướng, và thang điểm 100 là hoàn tành công việc.
OKR Marketing CrmViet |
||
OKR tháng 4 |
||
Objective |
1000 khách hàng đăng ký dùng thử |
67 |
Key Result |
Tăng thời gian time onsite lên 25% |
30 |
Fanpage facebook đạt 6000 like |
70 |
|
Viết được 30 bài viết mới |
100 |
Chú ý: Mọi kết quả then chốt cần phải định lượng và đo lưng được. Bạn cần phải đặc biệt lưu ý tới 2 mức thang điểm đó là 0 đến 40 điểm có nghĩa là chúng ta đã thất bại trong việc đạt kết quả then chốt, từ 60-70 điểm là chúng ta đang đi đúng hướng và doanh nghiệp đang phát triển.
Rất nhiều doanh nghiệp áp dụng mục tiêu OKR thường mắc phải những lỗi cơ bản có thể khiến quá trình hoạt động không được như mong muốn. Sau đây CrmViet sẽ giúp các bạn chỉ ra được một số lỗi thường gặp nhất.
Có lẽ đây được xem là lỗi phổ biến khi áp dụng OKR. Doanh nghiệp thường bị hiểu nhầm và sử dụng OKR như một bảng danh sách công việc. Hãy xác định được đâu là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới sau đó tạo ra các kết quả then chốt để mọi người cùng thực hiện.
Mặc dù các mục tiêu OKR thường đặt ra vượt qua mức khả năng của doanh nghiệp cũng như người thực hiện, nhưng chúng ta cũng cần phải có những điều chỉnh phù hợp trong từng trường hợp khác nhau
Thời điểm đầu tuần, đầu tháng, đầu năm… doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ đặt ra các mục tiêu rõ ràng, nhưng chỉ một thời gian thì không tập trung và theo dõi một cách thường xuyên nên không thể đạt được OKR
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể phần nào đó định nghĩa được về khái niệm OKR là gì? Từ đó có thể tự lên cho bản thân cũng như doanh nghiệp các mục tiêu thực hiện nhằm loại bỏ được những tồn đọng trong công việc.