Contact Us

Marketing là gì – 9 định nghĩa cơ bản mà marketer nên biết

Categories
Định nghĩa marketing là gì

Định nghĩa marketing là gì

Muốn thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp phải thật sự hiểu cặn kẽ thị trường. Từ những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đến các nghệ thuật kỹ năng ứng xử trong kinh doanh.

Để sống sót trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt (giá sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng). Chính vì vậy, Marketing là một vũ khí đắc lực để các thương hiệu có thể giữ vững vị thế triên thị trường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của marketing. Để làm sáng tỏ điều này, trong bài viết hôm nay, CRMViet sẽ cùng làm rõ marketing là gì và những khái niệm xoay quanh nó mà marketer nên biết.

 

Khảo sát hơn 7.700 chuyên gia bán hàng trên toàn thế giới để khám phá cách các tổ chức bán hàng:

  • Tối đa hóa giá trị trong bối cảnh kinh tế khó khăn
  • Đáp ứng những mong đợi thay đổi của người mua hiệu quả hơn
  • Dựa trên cơ sở các hoạt động bán hàng như một đối tác chiến lược trong thành công kinh doanh
  • Sử dụng chiến thuật hỗ trợ để biến tất cả các đại diện thành MVP

  Cuộc khảo sát đã tạo ra 7.775 phản hồi từ một loạt các chuyên gia bán hàng trên khắp Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu.

I. Định nghĩa marketing là gì?

Philip Kotler đã từng đưa ra “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi

Có thể hiểu một cách đơn giản “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tại ra, cung cấp, trao đổi với các sản phẩm khác có giá trị tương đương với ngườ khác”

Định nghĩa marketing là gì
Định nghĩa marketing là gì

Phạm vi áp dụng marketing rất rộng rãi trong nhiều công đoạn tạo nên sản phẩm như:

  • Hình thành giá cả,
  • Xây dựng thương hiệu,
  • Hoạt động quản lý bán hàng,
  • Tín dụng,
  • Vận chuyển,
  • Phân tích người tiêu dùng,,
  • Hoạt động bán buốn, bán lẻ,
  • Lựa chọn người mua hàng cho doanh nghiệp,
  • Quảng cáo,

Để hiểu và nắm chắc về marketing, bạn cần nắm rõ 9 khái niệm sau.

II. 9 định nghĩa cơ bản về marketing là gì ?

Marketing là một phạm trù rất rộng. khái niệm mà Philip Kotler đưa ra không hề sai, nhưng mở rộng về những khía cạnh và góc độ khác thì marketing sẽ được định nghĩa như thế nào? Những đặc điểm dưới đây có lẽ một phần sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về marketing.

1. Nhu cầu cơ bản (needs)

Điểm xuất phát về tư duy của Marketing có lẽ là những nhu cầu và mong muốn của con người (thức ăn, nước muốn, nơi sống,…)

Định nghĩa nhu cầu cơ bản trong marketing là gì
Định nghĩa nhu cầu cơ bản trong marketing là gì

Nhu cầu của con người rất phức tạp và đa dạng. Như một phần đề cập ở trên, nó bao gồm những nhu cầu sinh lý cơ bản ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ lẫn những nhu cầu xã hội như tình cảm, sự cần thiết, uy tín, tri thức. Những nhu cầu đó cấu thành nên bản tính con người. Maslow đã chia nhu cầu của con người thành 5 bậc thang.

>>> XEM THÊM: Những phần mềm quản lý bán hàng MIỄN PHÍ tốt nhất 2019

2. Mong muốn (Wants)

Có nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “nhu cầu” và “mong muốn”. Có thể nói, mong muốn là một nhu cầu cấp thiết đặc thù. Thỏa mãn mong muốn biểu hiện qua nếp sống văn hóa xã hội của người đó.

Định nghĩa mong muốn trong marketing là gì
Định nghĩa mong muốn trong marketing là gì

Khi xã hội phát triển thì nhu cầu, mong muốn cũng tăng lên. Con người sẽ càng có cơ hội tiếp cận với những đối tượng gợi trí tò mò. Các nhà sản xuất luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng và cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa sản phẩm với những nhu cầu cấp thiết của con người.

3. Nhu cầu (Demands)

Khác với nhu cầu cơ bản trên, những mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán sẽ trở thành nhu cầu khi đảm bảo sức mua.

Nhu cầu có khả năng thành toán
Nhu cầu có khả năng thành toán

Con người không bị giới hạn bởi mong muốn mà bị giới hạn bởi khả năng thành toán. Có thể có rất nhiều người có cùng mong muốn mua một sản phẩm, những chỉ số ít trong họ là có thể thỏa mãn nhờ khả năng thanh toán của họ.

Do vậy, trong hoạt động marketing các doanh nghiệp không chỉ cần đo lường có bao nhiêu người mong muốn mua sản phẩm của mình mà quan trong hơn là bao nhiêu người có khả năng thành toán.

4. Sản phẩm (Product)

Bạn đừng quên những nhu cầu, mong muốn của con người được gợi mở nên bởi sự có mặt của sản phẩm.

Sản phẩm” có thể là bất cứ thứ gì, khi đưa ra thị trường gây được sự chú ý, tiếp cận người dùng và được tiêu thụ để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người.

Định nghĩa sản phẩm trong marketing là gì
Định nghĩa sản phẩm trong marketing là gì

Thông thường, khi nhắc tới một sản phẩm bất kỳ nào đó trên thị trường, thì con người thường suy nghĩ đến hiện vật như: một chiếc ô tô sang chảnh, một cái tivi, hay đơn giản là một thứ đồ uống. Nhưng thật ra, khi người dùng không mua sản phẩm mà họ mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại.

Ví dụ: một người mua một chiếc điện thoại smartphone không phải để ngắm cho đẹp, mà họ cần những tính năng, lợi ích mà chiếc điện thoại đó mang lại (nghe, gọi, internet,…) để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại của họ.

Sản phẩm càng làm thỏa mãn được nhiều nhu cầu sẽ càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Như vậy, có thể kết luận rằng “nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách hàng mà họ muốn bán và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn được càng nhiều càng tốt những mong muốn của nhóm đối tượng này”.

5. Lợi ích (Benefit)

Mỗi người đều có một khoản thu nhập giới hạn cũng như hiểu biết về sản phẩm. Trong điều kiện như vậy, họ phải quyết định lựa chọn mua những sản phẩm nào với số lượng bao nhiêu để thỏa mãn tối đa khi tiêu dùng sản phẩm đó.

Lợi ích của marketing
Lợi ích của marketing

Những lợi ích mà khách hàng mong đợi có thể từ:

  • Lợi ích cốt lõi của sản phẩm (chất lượng, giá cả,…)
  • Dịch vụ kèm theo,
  • Uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp,

Để đánh giá được đúng giá trị khi mua sản phẩm của khách hàng. Ngoài việc xem xét lợi ích mà sản phẩm có thể thỏa mãn mong muốn của người mua. Nhà sản xuất cần cân nhắc và so sánh đến các chi phí mà người mua phải chịu để có thể chi trả thanh toán để có được sản phẩm.

6. Chi phí (Cost)

Tổng chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm bao gồm (Chi phí thời gian, sức lực, tinh thần đề tìm kiếm chọn mua sản phẩm). Người mua sẽ đánh giá các chi phí này cùng chi phí tiền bác để có một khái niệm đầy đủ về tổng chi phí của khách hàng.

Chi phí marketing
Chi phí marketing

7. Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ satifaction)

Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận thông qua việc tiêu dùng sản phẩm giữa lợi ích thực tế đem lại so với người đó kỳ vọng của một sản phẩm.

Sự thỏa mãn của khách hàng
Sự thỏa mãn của khách hàng

Trên thực tế, sự thỏa mãn của khách hàng có thể chia làm 3 mức độ:

  • Không hài lòng (lợi ích thực tế kém hơn so với họ kỳ vọng)
  • Khách hàng hài lòng (lợi ích thực tế tương xứng với kỳ vọng)
  • Khách hàng rất hài lòng (kết quả vượt quá sự mong đợi)

Bạn cũng cần hiểu một chút về sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ những kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, bạn bè hay những hứa hẹn từ người bán và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

8. Giao dịch (Transaction)

Nếu hai bên cam kết, đàm phám và đạt được một thỏa thuận thì ta nói một giao dịch đã xảy ra.

Hiểu một cách đơn giản, giao dịch chính là một vụ buôn bán các giá trị giữa hai hay nhiều bên.

Giao dịch sản phẩm trong marketing
Giao dịch sản phẩm trong marketing

Một giao dịch kinh doanh liên quan đến ít nhất hai vật có giá trị. Những điều kiện được thỏa thuận, một thời điểm thích hợp, một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo như cam kết.

9. Thị trường (market)

Nhắc tới giao dịch, trao đổi thì không thể thiếu thị trường. Đó là nơi tập hợp những người mua tiềm năng đối với một sản phẩm.

Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số lượng cá nhân có nhu cầu, quan tâm đến sản phẩm.

Thị trường trong marketing là gì
Thị trường trong marketing là gì

Một thị trường có thể hình thành có thể hình thành bởi một sản phẩm, dịch vụ có giá trị.

Ví dụ: thị trường lao động bao gồm sự tham gia của những người cống hiến sức lực, trí tuệ chất xám để đổi lấy tiền hay sản phẩm tương xứng.

KẾT LUẬN

Như vậy trên đây là những chia sẻ nhỏ về marketing là gì cũng như 9 định nghĩa xoay quanh cơ bản về marketing mà bạn nên nắm được. Mong rằng, bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích với những bạn muốn tìm hiểu về marekting.

Kuwin

SV66

WW88

123b

78win