KPI chắc chắn là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp khi muốn đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Mỗi lĩnh vực sẽ có các chỉ số KPI phù hợp để theo dõi và đánh giá. Trong lĩnh vực sản xuất cũng có một số ngoại lệ, hãy cùng CrmViet tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, còn có nghĩa là chỉ số đo lường hiệu suất làm việc. Các doanh nghiệp thường dùng KPI để theo dõi và đánh giá quy trình làm việc của nhân viên và quá trình tăng trưởng so với các mục tiêu đã đề ra. Chỉ số này được áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực: giáo dục, ngân hàng, bán lẻ,…cho đến sản xuất. Mỗi lĩnh vực lại có các chỉ số KPI tương ứng phù hợp để đánh giá hiệu quả công việc.
Riêng trong lĩnh vực sản xuất, các chỉ số KPI phổ biến dưới đây thường được các doanh nghiệp áp dụng cho công nhân của mình.
Đây là một số liệu có liên quan đến số lượng sản phẩm được sản xuất ra. Chỉ số này thường được dùng để thể hiện số lượng sản phẩm được sản xuất của một nhân viên, hoặc tổng số sản phẩm được làm ra trong một ca hoặc một tuần.
Là thời gian hoặc chu kỳ để hoàn thành một nhiệm vụ. Cũng có thể là thời gian cần để sản xuất một sản phẩm để đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Takt time còn được gọi là nhịp thời gian hay là nhịp độ sản xuất.
Chỉ số này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu số lượng hàng lỗi và đưa ra các kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu về doanh thu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra một con số về tỷ lệ hàng lỗi trong giới hạn chấp nhận được.
Chỉ số này được tính bằng cách nhân tính với hiệu suất và chất lượng. Từ đó xác định việc sử dụng tài nguyên. Đây là chỉ số mà các doanh nghiệp luôn muốn thúc đẩy, bởi nó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng nhân công và máy móc.
Đây là các chỉ số KPI thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp họ có mục tiêu phấn đấu về sản lượng, nhịp độ sản xuất hay chất lượng cụ thể.
Quy trình sản xuất luôn có những biến đổi về nhịp độ. Nếu nhịp độ giảm thì ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, nhưng nhịp độ nhanh hơn thì lại có tác động đến việc kiểm soát chất lượng. Vì vậy, việc giữ nhịp độ sản xuất ổn định cũng được xếp vào các chỉ số KPI quan trọng của doanh nghiệp.
Đây được coi là một trong những số liệu KPI quan trọng nhất cần phải theo dõi. Chỉ số này được đo khi có các sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công nghiệp. Chẳng hạn như khi máy móc bị hỏng thì sẽ đánh mất một lượng lớn thời gian tạo ra doanh thu. Vì vậy, giảm thiểu thời gian chết cũng là một cách để tăng lợi nhuận.
Không phải cứ chỉ cần lập ra các chỉ số KPI mà nhiều doanh nghiệp mắc phải những sai lầm nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có tác động lớn đến hiệu quả công việc.
TỔNG KẾT
Hy vọng những thông tin về thiết lập hệ thống KPI trong sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên tốt hơn và đạt được những mục tiêu về doanh thu đã đề ra.