Nếu thật sự như vậy thì đừng bỏ lỡ qua bài viết này.
GA là một vũ khí mạnh mẽ miễn phí từ chính google để gắn vào website cho mọi chiến lược marketing online của bạn.
Nhưng trước hết bạn cần hiểu:
Mục lục
Google analytics được coi là một trợ lý đắc lực cho bất kỳ website nào. Bởi nó sẽ phản ánh hầu hết các thông tin hữu ích về Website hay những khách hàng của bạn. Từ đó xác định phương phướng tìm kiếm của khách để đưa ra chiến lược tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cụ thể với GA, bạn có thể xác định:
>>>Xem thêm: Google Analytics vs CrmViet: Toàn tập cách tích hợp và sử dụng
Để bắt đầu cài GA, bạn cần có 1 tài khoản Gmail cá nhân (Tốt nhất là gmail mà bạn thường xuyên truy cập và vĩnh viên chỉ có một mình bạn có quyền truy cập như: gmail facebook, google drive, Google +, youtobe)
Nếu bạn để một ai đó ngoài bạn có toàn quyền quản lý tài khoản. Viễn cảnh tồi tệ là khi cả 2 không còn hợp tác với nhau, có thể họ sẽ ra đi và mang theo tất cả dữ liệu trên google analytics. Và bạn sẽ phải “bắt đầu lại từ số 0”
Bước 1: Truy cập google analytics > đăng nhập vào GA
Sau khi click vào đăng ký, bạn hãy điền thông tin tài khoản cho trang web của mình theo hướng dẫn của google
Sau khi điền hết thông tin, bạn có thể tiến hành tùy chọn để định cấu hình nơi dữ liệu google analytics của bạn được chia sẻ
Bước 2: cài mã google analytics
Sau khi hoàn tất các thủ tục, chọn nhập ID theo dõi. Google analytics sẽ cung cấp cho bạn “ID” và một đoạn “mã theo dõi”
Mã theo dõi do google analytics cung cấp là một đoạn JavaScrip nhằm thu thập dữ liệu từ website và gửi đến google analytics để thống kê và phân tích những dữ liệu đó.
Bạn có thể thêm đoạn mã này trực tiếp vào từng trang của website (như vậy sẽ rất lâu đó) hoặc sử dụng trình quản lý thẻ của google (khuyến khích sử dụng cách này, khá nhanh và tiện lợi)
Việc cài đặt này cần thực hiện trên mọi trang cưa website của bạn.
Truy cập vào trang quản trị website cài đặt plugin hearders and footers scrip (phải active nó sau khi cài đặt đó)
Sau đó hãy dán đoạn mã the dõi mà google analytics cung cấp cho bạn và dán vào phần hearder như hình dưới.
Từ đây, bạn có thể bắt đầu theo dõi các thông số được liệt kê trong trang của google analytics rồi đó.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ tích hợp google analytics với phần mềm CRM (nó sẽ cho bạn viết rõ về các chiến dịch marketing và khách hàng từ nguồn nào về, đạt hiệu quả cao, hạn chế cách kênh đem lại hiệu quả kém. Xem chi tiết tại mối quan hệ giữa phần mềm CRM và GA
Rồi, lúc này thì giao diện của GA đã thay đổi rất nhiều rồi. Để hiểu khách hàng làm gì trên website thì không thể bỏ qua 4 dạng cáo cáo chính của google analytics
Là một công cụ rất tiện ích cho phép bạn theo dõi được lượng truy cập trong 1 thời điểm hiện tại:
Để xem được những thông tin như vậy, bạn vào thời gian thực (read time) – Tổng quan hoặc tìm hiểu thêm các lục ở dưới (Vị trí, nguồn lưu lượng, nội dung, sự kiện, chuyển đổi)
Những công cụ có thể tác động đến lưu lượng truy cập của các chiến dịch quảng cáo, Email Marketing,…
Ví dụ: bạn đang setup chạy quảng cáo facebook. Ngoài việc biết có bao nhiêu người truy cập website còn biết được có bao nhiêu lượng truy cập đến từ facebook trong thời điểm hiện tại.
Qua tính năng này, bạn có thể xác định và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch khác nhau, có hấp dẫn hay không và bài viết nào được người tiêu dùng quan tâm.
>>>> Xu hướng ứng dụng công nghệ vào hoạt động Doanh Nghiệp
Báo cáo này giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng:
Acquisition Report cho bạn biết tất cả mọi thức bạn muốn biết để thúc đẩy khách truy cập vào trang web của bạn.
Tại đây, bạn có thể thấy lượng truy cập trung bình của website được chia nhỏ theo các danh mục (Kênh) hoặc nguồn cụ thể (Phương tiện)
Hành vi sẽ cho bạn biết mọi thứ bạn muốn biết về nội dung của bạn.
Bao gồm:
Cụ thể:
Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch cải thiện nội dung hoặc kỹ thuật để tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn dành cho khách hàng làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.