Cách đọc báo cáo tài chính nhanh nhất, đơn giản nhất sẽ giúp các chủ doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn. Vậy có cách đọc báo cáo tài chính nhanh hơn hay không?
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ doanh nghiệp phải hiểu và nắm bắt thông tin trong báo cáo tài chính. Họ phải đọc và học qua các tài liệu hay sách tài chính sẽ nhanh thấy nhàm chán. Cách giải thích trong các cuốn sách đó dài dòng, lan man.
Trong báo cáo tài chính có một số tài liệu chính: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một số thông tin cơ bản mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm
XEM THÊM
Trong bản báo cáo hoạt động kinh doanh, nội dung chủ yếu của nó là hoạt động thu, chi của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Một số các chỉ tiêu mà nhà quản trị cần quan tâm:
Doanh thu là một trong các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh mà không có doanh thu thì chứng tỏ nó đang bị thua lỗ. Doanh thu thấp hơn chi phí dấu hiệu doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Một doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì doanh thu tăng lên theo thời gian.
Công thức để tính doanh thu của doanh nghiệp là
DT = Gía thành sản phẩm * số lượng hàng hóa bán ra.
Trong đó:
+ DT là doanh thu của doanh nghiệp
+ Gía thành sản phẩm là giá của sản phẩm bán ra trên thị trường
Muốn doanh thu của doanh nghiệp tăng lên thì giữ nguyên giá bán. Hoặc có thể tăng số lượng hàng hóa bán ra. Hoặc có thể tăng giá bán của hàng hóa sẽ giúp doanh thu tăng lên. Nếu có thể tăng cả 2 yếu tố trên, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra.
Trong các khoản chi của doanh nghiệp, có 2 khoản chi chính là chi phí cố định và chi phí lưu động. Các khoản chi cố định là các khoản không hầu như không hề trong các tháng. Các khoản chi phí lưu động của doanh nghiệp liên quan đến nhân viên, nguyên liệu,…
Cắt giảm chi phí vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm,điều các nhà quản trị doanh nghiệp hướng tới. Một số cách để giảm chi phí cho doanh nghiệp là tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, áp dụng quy trình mới tiết kiệm nguyên liệu,…Có thể là cắt giảm lương của nhân viên, tuy nhiên cách náy ảnh hưởng rất lớn đến sự bất đồng trong doanh nghiệp.
Các nhà quản trị cần cẩn thận hơn khi đưa ra bất kỳ chính sách nào liên quan đến nhân viên. Doanh nghiệp của bạn có thể tăng doanh số nếu chính sách đưa ra phù hợp. Nếu ngược lại doanh nghiệp của bạn sẽ gặp vấn đề lớn.
Đây là khoản mà các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các chi phí. Kinh doanh là phải có lợi nhuận, trừ khi doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp phi lợi nhuận
Công thức tính lợi nhuận của doanh nghiệp :
LỢI NHUẬN = DOANH THU – CÁC KHOẢN CHI PHÍ ( bao gồm các chi phí của doanh nghiệp và các khoản thuế).
Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm 20% mỗi năm, chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
Gía vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra sản phẩm đưa đến tay khách hàng.
Ví dụ: một doanh nghiệp bỏ ra 100 triệu đồng để sản xuất 1000 sản phẩm, quá trình vận chuyển hàng hóa hết 10 triệu đồng. Tổng giá vốn hàng bán của toàn bộ sản phẩm là 110 triệu đồng..
Doanh nghiệp muốn cắt giảm giá vốn hàng bán để lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Tỷ lệ giữa 2 khoản này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu giá trị tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đủ tiềm lực để phát triển dài hạn. Nếu tài sản ngắn hạn có giá trị lớn hơn tài sản dài hạn thì doanh nghiệp trong dài hạn sẽ bị ảnh hưởng.
Việc cân chỉnh các khoản tài sản ngắn hạn hay dài hạn sao cho phù hợp phụ thuộc vào tình hình phát triển của doanh nghiệp.
Các khoản phải thu của khách hàng quá lớn thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt một phần vốn cho phát triển. Các khoản thu của khách hàng có những khoản thu khó đòi, doanh nghiệp cần xử lý kịp thời. Tránh việc các khoản thu này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các khoản phải trả nhà cung cấp nên tương ứng với các khoản phải thu.
Vốn vay được sử dụng như là đòn bẩy tài chính. Nếu tỷ lệ vốn vay quá cao có thể là gánh nặng cho doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu quá cao sẽ hạn chế động lực phát triển của doanh nghiệp.
Tùy theo từng mô hình kinh doanh,các chủ doanh nghiệp nên lựa chọn tỷ lệ sao cho phù hợp.
Tiền hay tài chính trong doanh nghiệp giống như là máu để nuôi cơ thể. Nếu doanh nghiệp không có đủ các lượng tiền cần thiết thì mọi hoạt động đều bị ngưng trệ. Trong báo cáo này, các thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp cần được thể hiện rõ ràng. Trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp không đủ số lượng tiền mặt sẽ gián đoạn kinh doanh, sản xuất.
Việc đảm bảo lượng tiền tệ trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Với thông tin về “cách đọc báo cáo tài chính”, chắc bạn đã biết nên đọc những thông tin nào trên bản báo cáo. Hy vọng với thông tin hữu ích về báo cáo tài chính, bạn có thể kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng.